Công ty có được xử lý hành vi không quy định trong nội quy lao động theo quy định hiện nay không?

Công ty có được xử lý hành vi không quy định trong nội quy lao động? Công ty xử lý kỷ luật với người lao động có hành vi vi phạm không quy định trong nội quy lao động thì xử phạt?

Nội dung chính

    Công ty có được xử lý hành vi không quy định trong nội quy lao động theo quy định hiện nay không?

    Căn cứ Điều 127 Bộ luật Lao động 2019 quy định các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động, theo đó:

    1. Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín, nhân phẩm của người lao động.

    2. Phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.

    3. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định.

    Theo đó, mặc dù bạn có vi phạm nhưng vi phạm của bạn không quy định trong nội quy lao động thì phía công ty không được phép xử lý kỷ luật lao động đối với bạn.

    Công ty có được xử lý hành vi không quy định trong nội quy lao động theo quy định hiện nay không? (hình ảnh từ intenet)

    Công ty xử lý kỷ luật với người lao động có hành vi vi phạm không quy định trong nội quy lao động thì xử phạt như thế nào? 

    Tại Khoản 3 Điều 19 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau: 

    3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau đây:

    a) Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín hoặc nhân phẩm của người lao động khi xử lý kỷ luật lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

    b) Dùng hình thức phạt tiền hoặc cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động;

    c) Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không quy định;

    d) Áp dụng nhiều hình thức kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động;

    đ) Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây: nghỉ ốm đau; nghỉ điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động; đang bị tạm giữ; đang bị tạm giam; đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra, xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật Lao động.

    Tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau: 

    1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

    Như vậy, khi công ty vẫn tiến hành xử lý kỷ luật lao động với hành vi vi phạm không có trong nội quy lao động của bạn thì công ty sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 đến 80.000.000 đồng. 

    Nội quy lao động có hiệu lực sau bao nhiêu ngày kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký?

    Theo Điều 121 Bộ luật Lao động 2019 quy định hiệu lực của nội quy lao động, như sau: 

    Nội quy lao động có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 119 của Bộ luật này nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký nội quy lao động.

    Trường hợp người sử dụng lao động sử dụng dưới 10 người lao động ban hành nội quy lao động bằng văn bản thì hiệu lực do người sử dụng lao động quyết định trong nội quy lao động.

    Với quy định trên thì nội quy lao động có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký nội quy lao động.

    29