Công trình xây dựng là gì? Trách nhiệm của các chủ thể trong bảo hành công trình xây dựng thế nào?

Công trình xây dựng là gì? Các chủ thể có trách nhiệm gì trong bảo hành công trình xây dựng? Mức tiền bảo hành công trình xây dựng trong hợp đồng là bao nhiêu?

Nội dung chính

    Công trình xây dựng là gì?

    Căn cứ khoản 10 Điều 3 Luật xây dựng 2014 được sửa đổi bởi điểm c khoản 1 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 về giải thích từ ngữ quy định như sau:

    Giải thích từ ngữ
    Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
    ...
    10. Công trình xây dựng là sản phẩm được xây dựng theo thiết kế, tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước.
    ...

    Như vậy, công trình xây dựng là một sản phẩm được thực hiện theo thiết kế kỹ thuật nhằm tạo ra những cấu trúc, hệ thống phục vụ cho các nhu cầu khác nhau trong đời sống xã hội. Công trình này được hình thành nhờ vào sức lao động của con người, các vật liệu xây dựng và thiết bị lắp đặt cố định vào công trình.

    Các công trình thường được định vị và liên kết với đất, có thể bao gồm nhiều phần khác nhau, như phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước, hoặc phần trên mặt nước.

    Công trình xây dựng là gì? Trách nhiệm của các chủ thể trong bảo hành công trình xây dựng thế nào?Công trình xây dựng là gì? Trách nhiệm của các chủ thể trong bảo hành công trình xây dựng thế nào? (Hình từ Internet)

    Trách nhiệm của các chủ thể trong bảo hành công trình xây dựng thế nào?

    Căn cứ Điều 29 Nghị định 06/2021/NĐ-CP về trách nhiệm của các chủ thể trong bảo hành công trình xây dựng quy định như sau:

    Trách nhiệm của các chủ thể trong bảo hành công trình xây dựng
    1. Trong thời gian bảo hành công trình xây dựng, khi phát hiện hư hỏng, khiếm khuyết của công trình thì chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình thông báo cho chủ đầu tư để yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị thực hiện bảo hành.
    2. Nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung ứng thiết bị thực hiện bảo hành phần công việc do mình thực hiện sau khi nhận được thông báo yêu cầu bảo hành của chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình đối với các hư hỏng phát sinh trong thời gian bảo hành và phải chịu mọi chi phí liên quan đến thực hiện bảo hành.
    3. Nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị có quyền từ chối bảo hành trong các trường hợp hư hỏng, khiếm khuyết phát sinh không phải do lỗi của nhà thầu gây ra hoặc do nguyên nhân bất khả kháng được quy định trong hợp đồng xây dựng. Trường hợp hư hỏng, khiếm khuyết phát sinh do lỗi của nhà thầu mà nhà thầu không thực hiện bảo hành thì chủ đầu tư có quyền sử dụng tiền bảo hành để thuê tổ chức, cá nhân khác thực hiện bảo hành. Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm thực hiện đúng quy định về vận hành, bảo trì công trình xây dựng trong quá trình khai thác, sử dụng công trình.
    4. Chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra, nghiệm thu việc thực hiện bảo hành của nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị.
    5. Xác nhận hoàn thành việc bảo hành công trình xây dựng:
    a) Khi kết thúc thời gian bảo hành, nhà thầu thi công xây dựng công trình và nhà thầu cung ứng thiết bị lập báo cáo hoàn thành công tác bảo hành gửi chủ đầu tư. Chủ đầu tư có trách nhiệm xác nhận hoàn thành việc bảo hành công trình xây dựng cho nhà thầu bằng văn bản và hoàn trả tiền bảo hành (hoặc giải tỏa thư bảo lãnh bảo hành của ngân hàng có giá trị tương đương) cho các nhà thầu trong trường hợp kết quả kiểm tra, nghiệm thu việc thực hiện bảo hành của nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị tại khoản 4 Điều này đạt yêu cầu;
    b) Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm tham gia xác nhận hoàn thành bảo hành công trình xây dựng cho nhà thầu thi công xây dựng công trình và nhà thầu cung ứng thiết bị khi có yêu cầu của chủ đầu tư.
    6. Nhà thầu khảo sát xây dựng, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình, nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị công trình và các nhà thầu khác có liên quan chịu trách nhiệm về chất lượng đối với phần công việc do mình thực hiện kể cả sau thời gian bảo hành.
    7. Đối với công trình nhà ở, nội dung, yêu cầu, trách nhiệm, hình thức, giá trị và thời hạn bảo hành thực hiện theo quy định của pháp luật về nhà ở.

    Theo đó, trách nhiệm của các chủ thể trong bảo hành công trình xây dựng như quy định trên.

    Mức tiền bảo hành công trình xây dựng trong hợp đồng là bao nhiêu?

    Căn cứ khoản 7 Điều 28 Nghị định 06/2021/NĐ-CP về yêu cầu về bảo hành công trình xây dựng quy định như sau:

    Yêu cầu về bảo hành công trình xây dựng
    ...
    7. Đối với công trình sử dụng vốn đầu tư công hoặc vốn nhà nước ngoài đầu tư công, mức tiền bảo hành tối thiểu được quy định như sau:
    a) 3% giá trị hợp đồng đối với công trình xây dựng cấp đặc biệt và cấp I;
    b) 5% giá trị hợp đồng đối với công trình xây dựng cấp còn lại;
    c) Mức tiền bảo hành đối với công trình sử dụng vốn khác có thể tham khảo các mức tối thiểu quy định tại điểm a, điểm b khoản này để áp dụng.

    Như vậy, đối với công trình sử dụng vốn nhà nước, mức tiền bảo hành tối thiểu là 3% giá trị hợp đồng đối với công trình xây dựng cấp đặc biệt và cấp I; 5% giá trị hợp đồng đối với công trình xây dựng cấp còn lại.

    Bên cạnh đó, mức tiền bảo hành đối với công trình sử dụng vốn khác có thể tham khảo các mức tối thiểu nêu trên để áp dụng.

    25