Cơ sở tôn giáo có được kinh doanh? Mở lớp bồi dưỡng tôn giáo trong cơ sở tôn giáo có đúng pháp luật?

Cơ sở tôn giáo có được kinh doanh? Mở lớp bồi dưỡng tôn giáo trong cơ sở tôn giáo có đúng pháp luật? Văn bản nào quy định nào đề cập đến vấn đề này.

Nội dung chính

    Cơ sở tôn giáo có được kinh doanh không?

    Tại khoản 1 Điều 30 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 thì tổ chức tôn giáo là pháp nhân phi thương mại kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.

    Đồng thời, tại khoản 1 Điều 76 Bộ luật Dân sự 2015 thì pháp nhân phi thương mại là pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên.

    Ví dụ: dùng tu sửa phòng thờ, chùa, miếu….

    Như vậy, cơ sở tôn giáo được phép kinh doanh nhưng số tiền thu được không được dùng để phân chia cho các cá nhân, có thể sử dụng khoản lợi nhuận đó để duy trì hoạt động của tổ chức.

    Cơ sở tôn giáo có được kinh doanh? Mở lớp học giáo trong cơ sở tôn giáo có đúng pháp luật? (Hình ảnh từ Internet)

    Cơ sở tôn giáo có được kinh doanh? Mở lớp học giáo trong cơ sở tôn giáo có đúng pháp luật? (Hình ảnh từ Internet)

    Mở lớp bồi dưỡng về tôn giáo trong cơ sở tôn giáo có đúng pháp luật?

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 và khoản 1 Điều 76 Bộ luật Dân sự 2015, các tổ chức tôn giáo có quyền tham gia vào các hoạt động kinh doanh nhằm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, lợi nhuận thu được từ các hoạt động này không được phép chia cho các thành viên trong tổ chức tôn giáo.

    Theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 218 Luật Đất đai 2024, đất tôn giáo, tín ngưỡng được phép sử dụng kết hợp với các mục đích thương mại và dịch vụ. Điều này mở ra cơ hội cho các cơ sở tôn giáo trong việc phát triển các hoạt động kinh doanh nhằm phục vụ nhu cầu xã hội và tạo nguồn thu nhập cho các hoạt động tôn giáo. Tuy nhiên, các hoạt động này phải tuân thủ đầy đủ các quy định pháp lý, không được phép thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật.

    Vì vậy, các cơ sở tôn giáo hoàn toàn có thể mở các lớp học giáo lý, tổ chức các hoạt động giảng dạy, cung cấp các sản phẩm, đồ vật có giá trị tôn giáo để phục vụ nhu cầu của tín đồ hoặc cộng đồng. Họ cũng có thể kinh doanh các dịch vụ khác có liên quan đến tín ngưỡng, miễn là các hoạt động này không vi phạm các quy định pháp luật, vi phạm đạo đức, trật tự xã hội và các quy định khác của pháp luật. Điều quan trọng là các cơ sở tôn giáo phải đảm bảo rằng lợi nhuận thu được từ các hoạt động kinh doanh không được phân chia cho các cá nhân, mà chỉ được sử dụng vào mục đích phát triển tổ chức tôn giáo, hỗ trợ cho các hoạt động cộng đồng, từ thiện hoặc các công tác xã hội khác,...

    Việc cho phép các tổ chức tôn giáo tham gia vào các hoạt động kinh doanh, đặc biệt là những hoạt động kinh doanh có liên quan đến tín ngưỡng, không chỉ giúp tạo ra nguồn thu nhập cho các tổ chức tôn giáo mà còn đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội. 

    Những yêu cầu phải đáp ứng khi sử dụng đất tôn giáo kết hợp với mục đích thương mại, dịch vụ

    Tại khoản 2 Điều 218 Luật Đất đai 2024 quy định để sử dụng đất tôn giáo kết hợp mục đích thương mại, dịch vụ cần đáp ứng các yêu cầu sau:

    - Không làm thay đổi loại đất theo phân loại đất và đã được xác định tại các loại giấy tờ hợp pháp;

    - Không làm mất đi điều kiện cần thiết để trở lại sử dụng đất vào mục đích chính;

    - Không ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh;

    - Hạn chế ảnh hưởng đến bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học, cảnh quan môi trường;

    - Không làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của các thửa đất liền kề;

    - Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định;

    - Tuân thủ pháp luật có liên quan.

    24