Ca sĩ Lynda Trang Đài bị bắt vì tội trộm cắp tài sản?
Nội dung chính
Ca sĩ Lynda Trang Đài bị bắt vì tội trộm cắp tài sản?
Theo thông tin vụ án được công bố trên trang web chính thức của Thư ký Tòa án Quận Cam, bang Florida, bị can Ngô Lynda Trang Đài Lê, tức ca sĩ Lynda Trang Đài, đang bị cơ quan chức năng cáo buộc về hành vi trộm cắp tài sản. Cáo trạng cho biết, vào ngày 5-1, tại Orlando, Florida (Mỹ)
Theo đó, bị can Ngô Lynda Trang Đài Lê đã thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, bao gồm hàng hóa, nông sản hoặc phương tiện vận chuyển có giá trị từ 100 đến 750 USD.
Hồ sơ vụ án đã được chuyển đến Tòa án Hình sự Orlando vào ngày 6-1 để tiến hành các thủ tục tố tụng theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo điều 812.014(2) (F) của Bộ luật Hình sự bang Florida, hành vi bị cáo buộc thuộc tội "trộm cắp tài sản mức độ 1", được xem là tội nhẹ theo hệ thống pháp luật của bang.
Ca sĩ Lynda Trang Đài bị bắt vì tội trộm cắp tài sản? (Hình từ Internet)
Người Việt Nam phạm tội ở nước ngoài thì xét xử ở Tòa án Việt Nam hay nước ngoài?
Căn cứ Điều 491 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có quy định về hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự như sau:
(1) Hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự là việc các cơ quan có thẩm quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài phối hợp, hỗ trợ nhau để thực hiện hoạt động phục vụ yêu cầu điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.
(2) Hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự gồm tương trợ tư pháp về hình sự; dẫn độ; tiếp nhận, chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù và các hoạt động hợp tác quốc tế khác được quy định tại Bộ luật này, pháp luật về tương trợ tư pháp và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
(3) Hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại, theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015, pháp luật về tương trợ tư pháp và quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan.
Đồng thời, hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự cũng phải được thực hiện theo nguyên tắc được quy định tại Điều 492 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 như sau:
(1) Hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự được thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
(2) Trường hợp Việt Nam chưa ký kết hoặc chưa gia nhập điều ước quốc tế có liên quan thì việc hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự được thực hiện theo nguyên tắc có đi có lại nhưng không trái pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật quốc tế và tập quán quốc tế.
Căn cứ các quy định trên, khi người Việt Nam phạm tội ở nước ngoài, việc xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án quốc gia nào sẽ phụ thuộc vào pháp luật về tương trợ tư pháp và các điều ước quốc tế mà Việt Nam và quốc gia đó là thành viên. Nếu Việt Nam chưa ký kết hoặc gia nhập các điều ước quốc tế đó, việc phân chia thẩm quyền sẽ dựa trên nguyên tắc có đi có lại, nhưng không được trái với pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế khác.