Cơ sở được cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu có trách nhiệm như thế nào?

Trách nhiệm của cơ sở được cấp Giấy chứng nhận ATTP thủy sản xuất khẩu được quy định như thế nào? Văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về vấn đề này?

Nội dung chính

    Cơ sở được cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu có trách nhiệm như thế nào?

    Theo quy định tại Khoản 1 Điều 37 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT quy định về kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu thì:

    Trách nhiệm của cơ sở được cấp Giấy chứng nhận ATTP thủy sản xuất khẩu:
    a) Đăng ký với Cơ quan kiểm tra, chứng nhận theo quy định tại Thông tư này để được kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận ATTP; chấp hành việc thẩm định, kiểm tra theo kế hoạch của Cơ quan kiểm tra, chứng nhận;
    b) Bố trí người có thẩm quyền đại diện cho Cơ sở để làm việc với đoàn kiểm tra, thẩm định tại Cơ sở;
    c) Cung cấp đầy đủ thông tin, hồ sơ, tài liệu có liên quan, mẫu sản phẩm để kiểm nghiệm đánh giá hiệu quả kiểm soát điều kiện vệ sinh trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của đoàn kiểm tra, thẩm định và chịu trách nhiệm về những thông tin, tài liệu đã cung cấp;
    d) Duy trì thường xuyên điều kiện bảo đảm ATTP đã được chứng nhận;
    đ) Thực hiện việc sửa chữa, khắc phục các sai lỗi đã nêu trong Biên bản kiểm tra, thẩm định và các thông báo của Cơ quan kiểm tra, chứng nhận theo đúng thời hạn yêu cầu;
    e) Ký tên vào Biên bản kiểm tra, thẩm định.
    g) Nộp phí và lệ phí kiểm tra, thẩm định, chứng nhận theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.

    Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về Trách nhiệm của cơ sở được cấp Giấy chứng nhận ATTP thủy sản xuất khẩu. Bạn nên tham khảo chi tiết Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT để nắm rõ quy định này.

    11