Cơ quan nào có thẩm quyền cấp phép cho các tổ chức thực hiện lễ hội, giảng đạo bên ngoài cơ sở tôn giáo?
Nội dung chính
Cơ quan nào có thẩm quyền chấp thuận cho tổ chức cuộc lễ, giảng đạo ở bên ngoài cơ sở tôn giáo?
Mọi người hãy giải đáp giúp tôi thắc mắc sau đây: Ai có thẩm quyền chấp thuận cho tổ chức cuộc lễ, giảng đạo ở bên ngoài cơ sở tôn giáo? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trả lời:
Pháp luật nước ta có quy định:
+ Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, trụ sở của tổ chức tôn giáo, cơ sở hợp pháp khác của tổ chức tôn giáo.
+ Địa điểm hợp pháp là đất, nhà ở, công trình mà tổ chức hoặc cá nhân có quyền sử dụng hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Về thẩm quyền chấp thuận cho tổ chức cuộc lễ, giảng đạo ở bên ngoài cơ sở tôn giáo, địa điểm hợp pháp thì tại Khoản 3 Điều 46 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 có quy định như sau:
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về việc tổ chức cuộc lễ, giảng đạo có quy mô tổ chức ở một huyện trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị hợp lệ; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do;
+ Cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh nơi dự kiến tổ chức cuộc lễ, giảng đạo có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về việc tổ chức cuộc lễ, giảng đạo có quy mô tổ chức ở nhiều huyện thuộc một tỉnh hoặc ở nhiều tỉnh trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị hợp lệ; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.
Như vậy, theo quy định này thì thẩm quyền chấp thuận cho tổ chức cuộc lễ, giảng đạo ở bên ngoài cơ sở tôn giáo, địa điểm hợp pháp thuộc về Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh nơi dự kiến tổ chức bạn nhé.
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp phép cho các tổ chức thực hiện lễ hội, giảng đạo bên ngoài cơ sở tôn giáo? (Hình từ Internet)
Cơ sở tôn giáo cần phải xây dựng chương trình hoạt động của năm gửi UBND không?
Bây giờ các cở sở tôn giáo họ có cần phải xây dựng chương trình hoạt động của năm gửi UBND không ạ? Mong nhận được phản hồi từ anh chị.
Trả lời:
Khoản 1 Điều 13 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định như sau:
Người đại diện, ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc tổ chức lễ hội tín ngưỡng diễn ra định kỳ chậm nhất là 20 ngày trước ngày tổ chức lễ hội đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định sau đây:
- Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức lễ hội có trách nhiệm tiếp nhận thông báo đối với lễ hội tín ngưỡng có quy mô tổ chức trong một xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã);
- Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi tổ chức lễ hội có trách nhiệm tiếp nhận thông báo đối với lễ hội tín ngưỡng có quy mô tổ chức trong nhiều xã thuộc một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là huyện);
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức lễ hội có trách nhiệm tiếp nhận thông báo đối với lễ hội tín ngưỡng có quy mô tổ chức trong nhiều huyện thuộc một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh).
Như vậy, khi tổ chức tổ chức lễ hội tín ngưỡng diễn ra thì người đại diện ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản chậm nhất là 20 ngày trước ngày tổ chức lễ hội đến UBND tuy thuộc phạm vi của lễ hội.
Vậy nên cơ sở tôn giáo không cần phải xây dựng chương trình hoạt động của năm gửi UBND mà chỉ cần thông báo đúng thời gian phap luật quy định trước khi tổ chức.
Cơ sở tôn giáo bao gồm những gì?
Cơ sở tôn giáo bao gồm những gì? Xin chào Ban biên tập, tôi là Ngọc Tường hiện đang sống và làm việc tại Bình Phước. Tôi hiện đang tìm hiểu về tín ngưỡng, tôn giáo. Tôi có thắc mắc về vấn đề này mong được Ban biên tập giải đáp giúp. Thắc mắc của tôi cụ thể như sau: Cơ sở tôn giáo bao gồm những gì? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập.
Trả lời:
Ngày 18/11/2016 Quốc hội thông qua Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016. Luật này quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo; tổ chức tôn giáo; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo. Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Cơ sở tôn giáo được quy định tại Khoản 14 Điều 2 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016, theo đó:
Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, trụ sở của tổ chức tôn giáo, cơ sở hợp pháp khác của tổ chức tôn giáo.
Trên đây là tư vấn về cơ sở tôn giáo. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.