Cơ quan hải quan áp dụng tiêu chí quản lý rủi ro theo quy định trong các trường hợp cụ thể?

Trong các trường hợp cụ thể nào cơ quan hải quan được phép áp dụng tiêu chí quản lý rủi ro, và những quy định nào điều chỉnh quá trình áp dụng các tiêu chí đó?

Nội dung chính

    Cơ quan hải quan áp dụng tiêu chí quản lý rủi ro theo quy định trong các trường hợp cụ thể?

    Cơ quan hải quan áp dụng tiêu chí quản lý rủi ro trong các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 4 Quyết định 3273/QĐ-BTC năm 2013 về Quy định áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý hải quan, quản lý thuế đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất, nhập cảnh, quá cảnh do Bộ trưởng Bộ Tài Chính ban hành, cụ thể như sau:

    - Xác định trọng điểm, áp dụng biện pháp kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan đối với tầu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;

    - Đánh giá doanh nghiệp tuân thủ pháp luật hải quan, pháp luật thuế;

    - Đánh giá doanh nghiệp không tuân thủ pháp luật hải quan;

    - Đánh giá xếp hạng mức độ rủi ro đối với doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh;

    - Đánh giá điều kiện áp dụng thời hạn nộp thuế 275 ngày đối với hàng hóa nhập khẩu là nguyên liệu, vật tư sản xuất hàng xuất khẩu;

    - Đánh giá điều kiện xác định trước trị giá hải quan, điều kiện bảo lãnh tiền thuế phải nộp và điều kiện áp dụng chế độ, chính sách khác đối với doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu trong từng thời kỳ;

    - Xác định trọng điểm kiểm tra trong thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh;

    - Lựa chọn phúc tập tờ khai hải quan;

    - Xác định trọng điểm kiểm tra sau thông quan;

    - Xác định trọng điểm giám sát hải quan.

    7