Có được đưa nguồn gen ra nước ngoài để phục vụ nghiên cứu đối với nghiên cứu sinh hay không?
Nội dung chính
Có được đưa nguồn gen ra nước ngoài để phục vụ nghiên cứu đối với nghiên cứu sinh hay không?
Nghiên cứu sinh đưa nguồn gen ra nước ngoài để phục vụ nghiên cứu quy định tại Khoản 1 Điều 20 Nghị định 59/2017/NĐ-CP về quản lý tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen cụ thể như sau:
Học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh Việt Nam có nhu cầu đưa nguồn gen ra nước ngoài phục vụ học tập nộp hồ sơ tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo một trong các cách sau: nộp trực tiếp tại trụ sở của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; gửi qua đường bưu điện hoặc đăng ký điện tử. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị đưa nguồn gen ra nước ngoài phục vụ học tập theo Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Xuất trình bản chính hoặc bản sao có chứng thực một trọng các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (sau đây gọi là giấy tờ tùy thân) để chứng minh về nhân thân của học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh;
c) Giấy giới thiệu của tổ chức khoa học và công nghệ hoặc cơ sở đào tạo ở nước ngoài mà học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh Việt Nam học tập bao gồm các thông tin cơ bản về học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh đề nghị đưa nguồn gen ra nước ngoài và việc sử dụng nguồn gen phục vụ học tập.
Trên đây là phần tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về nghiên cứu sinh đưa nguồn gen ra nước ngoài để phục vụ nghiên cứu. Để tìm hiểu rõ hơn, vui lòng xem thêm tại Nghị định 59/2017/NĐ-CP.