Cố đô Hoa Lư ở đâu? Đất Cố đô Hoa Lư có phải là đất sử dụng ổn định lâu dài không?

Cố đô Hoa Lư ở đâu? Theo quy định của pháp luật thì đất Cố đô Hoa Lư có phải là đất sử dụng ổn định lâu dài không?

Nội dung chính

    Cố đô Hoa Lư ở đâu?

    Cố đô Hoa Lư nằm tại xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, giáp ranh với hai huyện Gia Viễn và Hoa Lư. Vị trí địa lý của Hoa Lư không chỉ mang lại sự thuận lợi mà còn giúp nơi đây trở thành điểm kết nối với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Tràng An, Tuyệt Tình Cốc và Chùa Bái Đính, thu hút du khách đến khám phá.

    Cố đô Hoa Lư còn là một trong bốn vùng lõi của Quần thể danh thắng Tràng An, là điểm đến mang đậm giá trị văn hóa và lịch sử dân tộc. Dù thời gian trôi qua, cố đô vẫn giữ được vẻ yên bình, uy nghi, là minh chứng cho một thời kỳ oai hùng của dân tộc. Quay ngược về quá khứ, Hoa Lư từng là đế đô đầu tiên của nước ta, tồn tại trong 42 năm. Nơi đây đã ghi dấu sự nghiệp dựng nước và giữ nước vĩ đại của triều Đinh (968 – 980), triều Tiền Lê (980 – 1009) và đầu nhà Lý (1009 – 1010). Với địa thế núi non hùng vĩ, dòng Hoàng Long uốn lượn cùng cánh đồng Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư không chỉ là một vùng đất lịch sử mà còn có giá trị cao về quân sự. Chính tại đây, năm 968, Đinh Bộ Lĩnh đã thống nhất 12 sứ quân, lên ngôi hoàng đế, lập ra nước Đại Cồ Việt, biến Hoa Lư thành trung tâm chính trị đầu tiên của quốc gia.

    Cố đô Hoa Lư ở đâu? Đất Cố đô Hoa Lư có phải là đất sử dụng ổn định lâu dài không?Cố đô Hoa Lư ở đâu? Đất Cố đô Hoa Lư có phải là đất sử dụng ổn định lâu dài không? (Hình ảnh từ Internet)

    Giá vé vào cổng của Cố đô Hoa Lư là bao nhiêu?

    Giá vé tham quan Cố Đô Hoa Lư Ninh Bình:

    - Người lớn: 20.000đ/người.

    - Trẻ em, người cao tuổi: 10.000đ/người.

    - Miễn phí với trẻ em dưới 6 tuổi.

    Đất Cố đô Hoa Lư thuộc nhóm đất nào?

    Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học nổi bật, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định công nhận Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Cố đô Hoa Lư, thuộc huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, là Di tích quốc gia đặc biệt. Quyết định này khẳng định tầm quan trọng của Hoa Lư trong di sản văn hóa của đất nước. Theo đó, căn cứ theo khoản 1 Điều 1 Quyết định 548/QĐ-TTg năm 2012 về việc xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (đợt 2) do Thủ tướng Chính phủ ban hành như sau:

    Xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (đợt 2) các di tích sau:

    - Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Cố đô Hoa Lư (huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình).

    - Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Văn Miếu - Quốc Tử Giám (quận Đống Đa và quận Ba Đình, thành phố Hà Nội).

    - Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Côn Sơn - Kiếp Bạc (thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương).

    - Di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ Thành Nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa).

    - Di tích lịch sử Những địa điểm Khởi nghĩa Yên Thế (huyện Yên Thế, huyện Tân Yên, huyện Việt Yên và huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang).

    - Di tích lịch sử Nhà tù Côn Đảo (huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).

    - Di tích lịch sử Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Kim Liên (huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An).

    Như vậy, Cố đô Hoa Lư (huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình) được Nhà nước công nhận và xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt.

    Đồng thời, căn cứ vào khoản 3 Điều 9 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:

    Phân loại đất
    3. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
    a) Đất ở, gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
    b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan;
    c) Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh (sau đây gọi là đất quốc phòng, an ninh);
    d) Đất xây dựng công trình sự nghiệp, gồm: đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục, thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, khí tượng thủy văn, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác hoặc đất xây dựng trụ sở của đơn vị sự nghiệp công lập khác;
    đ) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, gồm: đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản;
    e) Đất sử dụng vào mục đích công cộng, gồm: đất công trình giao thông; đất công trình thủy lợi; đất công trình cấp nước, thoát nước; đất công trình phòng, chống thiên tai; đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên; đất công trình xử lý chất thải; đất công trình năng lượng, chiếu sáng công cộng; đất công trình hạ tầng bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin; đất chợ dân sinh, chợ đầu mối; đất khu vui chơi, giải trí công cộng, sinh hoạt cộng đồng;
    g) Đất sử dụng cho hoạt động tôn giáo (sau đây gọi là đất tôn giáo); đất sử dụng cho hoạt động tín ngưỡng (sau đây gọi là đất tín ngưỡng);
    h) Đất nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng; đất cơ sở lưu giữ tro cốt;
    i) Đất có mặt nước chuyên dùng;
    k) Đất phi nông nghiệp khác.

    Bên cạnh đó, căn cứ thêm vào khoản 1 Điều 9 Luật Đất đai 2024 quy định thì việc phân loại đất sẽ căn cứ vào mục đích sử dụng. Theo đó, đất đai được phân loại bao gồm nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp, nhóm đất chưa sử dụng.

    Như vậy, do Cố đô Hoa Lư là di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật nên đất Cố đô Hoa Lư là đất có di tích lịch sử văn hóa nên thuộc đất sử dụng vào mục đích công cộng. Do đó, khi căn cứ vào mục đích sử dụng thì đất Cố đô Hoa Lư thuộc nhóm đất phi nông nghiệp.

    Đất Cố đô Hoa Lư có phải là đất sử dụng ổn định lâu dài không?

    Căn cứ vào Điều 171 Luật Đất đai 2024 quy định về đất sử dụng ổn định lâu dài như sau:

    Đất sử dụng ổn định lâu dài
    1. Đất ở.
    2. Đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng quy định tại khoản 4 Điều 178 của Luật này.
    3. Đất rừng đặc dụng; đất rừng phòng hộ; đất rừng sản xuất do tổ chức quản lý.
    4. Đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp của cá nhân đang sử dụng ổn định được Nhà nước công nhận mà không phải là đất được Nhà nước giao có thời hạn, cho thuê.
    5. Đất xây dựng trụ sở cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 199 của Luật này; đất xây dựng công trình sự nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại khoản 2 Điều 199 của Luật này.
    6. Đất quốc phòng, an ninh.
    7. Đất tín ngưỡng.
    8. Đất tôn giáo quy định tại khoản 2 Điều 213 của Luật này.
    9. Đất sử dụng vào mục đích công cộng không có mục đích kinh doanh.
    10. Đất nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng; đất cơ sở lưu giữ tro cốt.
    11. Đất quy định tại khoản 3 Điều 173 và khoản 2 Điều 174 của Luật này.

    Như vậy, theo quy định tại khoản 9 Điều 171 Luật Đất đai 2024 thì đất sử dụng vào mục đích công cộng không có mục đích kinh doanh thì là đất sử dụng ổn định lâu dài.

    Vậy nên, nếu đất có di tích lịch sử văn hóa được sử dụng không vì mục đích kinh doanh thì trường hợp đó đất có di tích lịch sử văn hóa mới là đất sử dụng ổn định lâu dài.

    Còn nếu đất có di tích lịch sử văn hóa được sử dụng có mục đích kinh doanh thì đất có di tích lịch sử văn hóa không thuộc trường hợp đất sử dụng ổn định lâu dài.

    27