Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan tại địa phương được thực hiện như thế nào khi tiến hành thanh tra lao động vào ban đêm, ngoài giờ hành chính?

Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan tại địa phương được thực hiện như thế nào khi tiến hành thanh tra lao động vào ban đêm, ngoài giờ hành chính?

Nội dung chính

    Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan tại địa phương được thực hiện như thế nào khi tiến hành thanh tra lao động vào ban đêm, ngoài giờ hành chính?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Thông tư 20/2018/TT-BLĐTBXH hướng dẫn cơ chế phối hợp trong việc thực hiện thanh tra chuyên ngành lao động, an toàn, vệ sinh lao động vào ban đêm, ngoài giờ hành chính do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, có hiệu lực từ 01/01/2019, có quy định về cơ chế phối hợp giữa các cơ quan tại địa phương như sau:

    - Khi có căn cứ cho rằng thông tin tiếp nhận về vụ việc xâm phạm quyền của người lao động hoặc không bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc xảy ra vào ban đêm, ngoài giờ hành chính là có cơ sở và nếu để vụ việc tiếp diễn có thể ảnh hưởng đến quyền hoặc gây nguy hiểm đến tính mạng người lao động hoặc khi nhận được chỉ đạo của Chánh Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì bằng cách nhanh nhất, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phải thông báo đến các cơ quan chức năng có liên quan ở địa phương, cơ quan công an và chính quyền địa phương (nếu cần thiết) trên địa bàn tỉnh.

    - Cơ quan được thông báo cử cán bộ tham gia đoàn thanh tra và phối hợp giải quyết vụ việc.

    - Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi xảy ra vụ việc ban hành Quyết định thanh tra theo thẩm quyền quy định tại Điều 15 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09/02/2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành. Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Quyết định thanh tra theo quy định của pháp luật.

    13