Có bắt buộc phải lập quy trình bảo trì riêng cho từng công trình cấp 3 không?

Riêng cho từng công trình cấp 3 có bắt buộc phải lập quy trình bảo trì không? Có mấy trường hợp chủ sở hữu công trình xây dựng được điều chỉnh quy trình bảo trì?

Nội dung chính

    Có bắt buộc phải lập quy trình bảo trì riêng cho từng công trình cấp 3 không?

    Căn cứ khoản 4 Điều 31 Nghị định 06/2021/NĐ-CP về quy trình bảo trì công trình xây dựng quy định như sau:

    Quy trình bảo trì công trình xây dựng
    ...
    4. Không bắt buộc phải lập quy trình bảo trì riêng cho từng công trình cấp III trở xuống, nhà ở riêng lẻ và công trình tạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng của các công trình này vẫn phải thực hiện bảo trì công trình xây dựng theo các quy định về bảo trì công trình xây dựng của Nghị định này.
    ...

    Như vậy, việc lập quy trình bảo trì riêng cho từng công trình cấp 3 trở xuống là không bắt buộc, trừ khi pháp luật có quy định khác. Tuy nhiên, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng các công trình này vẫn phải thực hiện bảo trì theo các quy định chung về bảo trì công trình xây dựng.

    Mặc dù không cần thiết phải có quy trình cụ thể cho từng loại công trình cấp 3 trở xuống nhưng các bên liên quan vẫn có trách nhiệm thực hiện bảo trì công trình theo các quy định hiện hành để đảm bảo an toàn và chất lượng công trình.

    XEM THÊM: Thẩm quyền thu hồi Giấy phép xây dựng công trình cấp 3 thuộc về cơ quan nào? Trình tự thu hồi ra sao?

    Có bắt buộc phải lập quy trình bảo trì riêng cho từng công trình cấp 3 không?

    Có bắt buộc phải lập quy trình bảo trì riêng cho từng công trình cấp 3 không? (Hình từ Internet)

    Quy trình bảo trì công trình xây dựng có nội dung chính như thế nào?

    Căn cứ khoản 1 Điều 31 Nghị định 06/2021/NĐ-CP về quy trình bảo trì công trình xây dựng quy định như sau:

    Quy trình bảo trì công trình xây dựng
    1. Nội dung chính của quy trình bảo trì công trình xây dựng bao gồm:
    a) Các thông số kỹ thuật, công nghệ của công trình, bộ phận công trình và thiết bị công trình;
    b) Quy định đối tượng, phương pháp và tần suất kiểm tra công trình;
    c) Quy định nội dung và chỉ dẫn thực hiện bảo dưỡng công trình phù hợp với từng bộ phận công trình, loại công trình và thiết bị lắp đặt vào công trình;
    d) Quy định thời điểm và chỉ dẫn thay thế định kỳ các thiết bị lắp đặt vào công trình;
    đ) Chỉ dẫn phương pháp sửa chữa các hư hỏng của công trình, xử lý các trường hợp công trình bị xuống cấp;
    e) Quy định thời gian sử dụng của công trình, các bộ phận, hạng mục công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình;
    g) Quy định về nội dung, phương pháp và thời điểm đánh giá lần đầu, tần suất đánh giá đối với công trình phải đánh giá an toàn trong quá trình khai thác sử dụng theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng và quy định của pháp luật có liên quan;
    h) Xác định thời điểm, đối tượng và nội dung cần kiểm định định kỳ;
    i) Quy định thời điểm, phương pháp, chu kỳ quan trắc đối với công trình có yêu cầu thực hiện quan trắc;
    k) Quy định về hồ sơ bảo trì công trình xây dựng và việc cập nhật thông tin vào hồ sơ bảo trì công trình xây dựng;
    l) Các chỉ dẫn khác liên quan đến bảo trì công trình xây dựng và quy định các điều kiện nhằm bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong quá trình thực hiện bảo trì công trình xây dựng.
    ...

    Theo đó, quy trình bảo trì công trình xây dựng có nội dung chính như quy định trên.

    Có mấy trường hợp chủ sở hữu công trình xây dựng được điều chỉnh quy trình bảo trì công trình xây dựng?

    Căn cứ khoản 6 Điều 31 Nghị định 06/2021/NĐ-CP về quy trình bảo trì công trình xây dựng quy định như sau:

    Quy trình bảo trì công trình xây dựng
    ...
    6. Điều chỉnh quy trình bảo trì công trình xây dựng:
    a) Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình được quyền điều chỉnh quy trình bảo trì khi phát hiện thấy những yếu tố bất hợp lý có thể ảnh hưởng đến chất lượng công trình, gây ảnh hưởng đến việc khai thác, sử dụng công trình và chịu trách nhiệm về quyết định của mình;
    b) Nhà thầu lập quy trình bảo trì có nghĩa vụ sửa đổi, bổ sung hoặc thay đổi những nội dung bất hợp lý trong quy trình bảo trì nếu do lỗi của mình gây ra và có quyền từ chối những yêu cầu điều chỉnh quy trình bảo trì không hợp lý của chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình;
    c) Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có quyền thuê nhà thầu khác có đủ điều kiện năng lực thực hiện sửa đổi, bổ sung thay đổi quy trình bảo trì trong trường hợp nhà thầu lập quy trình bảo trì ban đầu không thực hiện các việc này. Nhà thầu thực hiện sửa đổi, bổ sung quy trình bảo trì công trình xây dựng phải chịu trách nhiệm về chất lượng công việc do mình thực hiện;
    d) Đối với công trình sử dụng tiêu chuẩn kỹ thuật bảo trì để thực hiện bảo trì, khi tiêu chuẩn này được sửa đổi hoặc thay thế thì chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình có trách nhiệm thực hiện bảo trì theo nội dung đã được sửa đổi;
    đ) Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình có trách nhiệm phê duyệt những nội dung điều chỉnh của quy trình bảo trì, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
    ...

    Như vậy, có 05 trường hợp chủ sở hữu công trình xây dựng được điều chỉnh quy trình bảo trì công trình xây dựng.

    25