Có bao nhiêu nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng?

Chuyên viên pháp lý Nguyễn Hoàng Nam
Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Có bao nhiêu nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng? Quy trình chung thực hiện dự án PPP được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Có bao nhiêu nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 10/2021/NĐ-CP:

    Theo đó, có 7 nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng, cụ thể:

    - Quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải đảm bảo các nguyên tắc quy định tại Điều 132 Luật Xây dựng 2024 và khoản 50 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng, phù hợp với từng nguồn vốn để đầu tư xây dựng, hình thức đầu tư, phương thức thực hiện, kế hoạch thực hiện của dự án và quy định của pháp luật liên quan.

    - Quy định rõ và thực hiện đúng quyền và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, của người quyết định đầu tư, cơ quan chuyên môn về xây dựng; quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư, các tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng, phù hợp với trình tự thực hiện đầu tư xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật Xây dựng 2024.

    - Nhà nước ban hành, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về quản lý chi phí đầu tư xây dựng; quy định các công cụ cần thiết để chủ đầu tư và các chủ thể có liên quan áp dụng, tham khảo trong công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng, gồm: định mức xây dựng, giá xây dựng công trình, suất vốn đầu tư xây dựng, chỉ số giá xây dựng; giá vật liệu xây dựng, giá ca máy và thiết bị thi công, đơn giá nhân công xây dựng; thông tin, dữ liệu về chi phí đầu tư xây dựng các dự án, công trình xây dựng; các phương pháp xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng, đo bóc khối lượng, kiểm soát chi phí, định mức xây dựng, giá xây dựng công trình, suất vốn đầu tư xây dựng, chỉ số giá xây dựng.

    - Các dự án, công trình xây dựng đặc thù áp dụng các quy định tại Nghị định quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng và các cơ chế đặc thù theo quy định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ để xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

    - Các dự án, công trình xây dựng phục vụ quốc phòng, an ninh, thẩm quyền, trình tự thẩm định tổng mức đầu tư xây dựng trong Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo kinh tế-kỹ thuật đầu tư xây dựng, thẩm quyền, trình tự thẩm định, phê duyệt dự toán xây dựng trong thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an.

    - Dự án, công trình xây dựng thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia áp dụng nguyên tắc, phương pháp xác định chi phí đầu tư xây dựng quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan phù hợp với đặc thù về tính chất và điều kiện thực hiện công trình thuộc Chương trình.

    - Các dự án, công trình đầu tư xây dựng tại nước ngoài thực hiện quản lý đầu tư xây dựng theo các nguyên tắc quy định tại Nghị định quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

    Có bao nhiêu nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng?

    Có bao nhiêu nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng? (Hình từ Internet)

    Nguyên tắc trên áp dụng đối với nhóm đối tượng nào?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Nghị định 10/2021/NĐ-CP:

    Đối tượng áp dụng
    1. Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng các dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công, dự án PPP.
    2. Các tổ chức, cá nhân tham khảo các quy định tại Nghị định này để quản lý chi phí đầu tư xây dựng đối với các dự án ngoài quy định tại khoản 1 Điều này.

    nguyên tắc này áp dụng cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng thuộc các dự án sau:

    - Dự án sử dụng vốn đầu tư công.

    - Dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công.

    - Dự án đối tác công tư (PPP).

    Quy trình chung thực hiện dự án PPP được quy định như thế nào?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020

    Quy trình dự án PPP
    1. Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, quy trình dự án PPP được quy định như sau:
    a) Lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, quyết định chủ trương đầu tư, công bố dự án;
    b) Lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, phê duyệt dự án;
    c) Lựa chọn nhà đầu tư;
    d) Thành lập doanh nghiệp dự án PPP và ký kết hợp đồng dự án PPP;
    đ) Triển khai thực hiện hợp đồng dự án PPP.
    2. Đối với dự án PPP ứng dụng công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định của pháp luật về công nghệ cao, ứng dụng công nghệ mới theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ, quy trình dự án PPP được quy định như sau:
    a) Lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, quyết định chủ trương đầu tư, công bố dự án;
    b) Lựa chọn nhà đầu tư;
    c) Nhà đầu tư được lựa chọn lập báo cáo nghiên cứu khả thi;
    d) Thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, phê duyệt dự án;
    đ) Thực hiện các bước quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này.
    3. Trường hợp dự án PPP có công trình phải thi tuyển phương án kiến trúc, việc tổ chức thi tuyển được xem xét, phê duyệt trong quyết định chủ trương đầu tư quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này. Việc tổ chức thi tuyển phương án kiến trúc thực hiện theo quy định của pháp luật về kiến trúc.
    4. Dự án thuộc kế hoạch đầu tư công được xem xét chuyển đổi thành dự án PPP thì thực hiện theo quy trình quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này.
    5. Chính phủ quy định chi tiết các nội dung trong quy trình dự án PPP.

    Quy trình chung:

    - Lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, quyết định chủ trương đầu tư, công bố dự án.

    - Lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, phê duyệt dự án.

    - Lựa chọn nhà đầu tư.

    - Thành lập doanh nghiệp dự án PPP và ký kết hợp đồng.

    - Triển khai thực hiện hợp đồng.

    27
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ