Chuyển nợ quá hạn và xử lý rủi ro vốn doanh nghiệp được hỗ trợ theo Nghị quyết 42 như thế nào?

Chuyển nợ quá hạn và xử lý rủi ro vốn doanh nghiệp được hỗ trợ theo Nghị quyết 42 như thế nào? Đến kỳ hạn trả nợ, nếu người sử dụng lao động vay vốn không trả được nợ thì sao?

Nội dung chính

    Chuyển nợ quá hạn và xử lý rủi ro vốn doanh nghiệp được hỗ trợ theo Nghị quyết 42 như thế nào?

    Theo quy định tại Điều 17 Quyết định 15/2020/QĐ-TTg thì việc chuyển nợ quá hạn và xử lý rủi ro vốn vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội được quy định như sau:

    - Đến kỳ hạn trả nợ, nếu người sử dụng lao động vay vốn không trả được nợ thì Ngân hàng Chính sách xã hội chuyển toàn bộ số dư nợ còn lại của khoản vay sang nợ quá hạn và áp dụng lãi suất nợ quá hạn là 12%/năm. Số tiền lãi quá hạn thu hồi được giảm trừ vào chi phí quản lý của Ngân hàng Chính sách xã hội được ngân sách nhà nước cấp hằng năm.

    - Sau 03 năm kể từ ngày khoản nợ vay của người sử dụng lao động bị chuyển nợ quá hạn, sau khi Ngân hàng Chính sách xã hội đã áp dụng mọi biện pháp mà không thu hồi được nợ và người sử dụng lao động không còn khả năng trả nợ do các nguyên nhân được quy định trong quy chế xử lý rủi ro của Ngân hàng Chính sách xã hội; Ngân hàng Chính sách xã hội tổng hợp, lập hồ sơ xử lý rủi ro theo hướng dẫn và báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

    - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương tổng hợp, xem xét, quyết định xử lý rủi ro.

    - Trường hợp Ngân hàng Chính sách xã hội thu hồi được khoản nợ đã được xoá thì số thu hồi được giảm trừ vào chi phí quản lý của Ngân hàng Chính sách xã hội được ngân sách nhà nước cấp hằng năm.

    Để xem điều kiện, hồ sơ, thủ tục người sử dụng lao động đủ điều kiện được vay vốn hỗ trợ bởi Covid-19, bạn có thể tham khảo thêm tại Điều 13 và Điều 14 Quyết định này.

    13