Chính sách hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp đối với người hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng

Chuyên viên pháp lý: Nguyễn Hoàng Nam
Tham vấn bởi Luật sư: Phạm Thanh Hữu
Chính sách hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp đối với người hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng? Đất nông nghiệp sử dụng đa mục đích có cần chuyển đổi hay không?

Nội dung chính

Chính sách hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp đối với người hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng

Căn cứ theo quy định tại Điều 109 Luật Đất đai 2024:

Điều 109. Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm cho hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất
1. Hỗ trợ bằng tiền không quá 05 lần giá đất nông nghiệp cùng loại trong bảng giá đất của địa phương đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp thu hồi nhưng không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp tại địa phương theo quy định tại Điều 176 của Luật này đối với các đối tượng sau đây:
a) Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp đang sử dụng đất nông nghiệp do được Nhà nước giao, nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, nhận tặng cho, được công nhận quyền sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất không có đất để bồi thường và đã được bồi thường bằng tiền;
b) Cá nhân thuộc đối tượng bảo trợ xã hội, đối tượng được hưởng chế độ trợ cấp xã hội hằng tháng theo quy định của pháp luật, thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà không có đất để bồi thường và đã được bồi thường bằng tiền;
c) Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất do nhận giao khoán đất để sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản từ các nông, lâm trường quốc doanh hoặc công ty nông, lâm nghiệp được chuyển đổi từ các nông, lâm trường quốc doanh đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp và có nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp trên đất đó, trừ trường hợp cá nhân là cán bộ, công nhân viên của nông, lâm trường quốc doanh, của công ty nông, lâm nghiệp được chuyển đổi từ các nông, lâm trường quốc doanh đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp;
d) Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất do nhận giao khoán đất của tập đoàn sản xuất nông nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp và có nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp trên đất đó.
[...]

Như vậy, trường hợp người đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hằng tháng bị thu hồi đất nông nghiệp mà không còn quỹ đất để bồi thường bằng đất, và đã được bồi thường bằng tiền, thì sẽ được hỗ trợ thêm bằng tiền. Mức hỗ trợ này không vượt quá 05 lần giá đất nông nghiệp cùng loại theo bảng giá đất do địa phương ban hành, và áp dụng cho toàn bộ diện tích đất bị thu hồi, nhưng không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp theo quy định tại Điều 176 của Luật Đất đai năm 2024.

Trên đây là Chính sách hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp đối với người hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng

Chính sách hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp đối với người hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng

Chính sách hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp đối với người hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng (Hình từ Internet)

Đất nông nghiệp sử dụng đa mục đích có cần chuyển đổi hay không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 218 Luật Đất đai 2024:

Điều 218. Sử dụng đất kết hợp đa mục đích
1. Các loại đất sau đây được sử dụng kết hợp đa mục đích:
a) Đất nông nghiệp được sử dụng kết hợp với mục đích thương mại, dịch vụ, chăn nuôi, trồng cây dược liệu;
b) Đất sử dụng vào mục đích công cộng được kết hợp với mục đích thương mại, dịch vụ;
c) Đất xây dựng công trình sự nghiệp được sử dụng kết hợp với mục đích thương mại, dịch vụ;
d) Đất ở được sử dụng kết hợp với mục đích nông nghiệp, thương mại, dịch vụ, công trình sự nghiệp có mục đích kinh doanh;
đ) Đất có mặt nước được sử dụng kết hợp đa mục đích theo quy định tại các điều 188, 189 và 215 của Luật này;
e) Đất tôn giáo, đất tín ngưỡng được sử dụng kết hợp với mục đích thương mại, dịch vụ;
g) Đất quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 9 của Luật này được sử dụng kết hợp mục đích nông nghiệp, xây dựng công trình hạ tầng bưu chính, viễn thông, công nghệ, thông tin, quảng cáo ngoài trời, điện mặt trời.
[...]

Như vậy, đất nông nghiệp được sử dụng kết hợp với mục đích thương mại, dịch vụ, chăn nuôi, trồng cây dược liệu thì không cần phải thực hiện chuyển đổi.

Tích tụ đất nông nghiệp được thực hiện thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 78 Nghị định 102/2024/NĐ-CP:

Thực hiện tích tụ đất nông nghiệp được quy định như sau:

(1)Tổ chức kinh tế thực hiện tích tụ đất nông nghiệp thông qua các phương thức sau đây:

- Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp;

- Nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất nông nghiệp;

- Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp và nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất nông nghiệp.

(2) Tổ chức kinh tế thực hiện tích tụ đất nông nghiệp thông qua phương thức quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều 78 Nghị định 102/2024/NĐ-CP phải lập phương án sử dụng đất nông nghiệp theo quy định tại khoản 6 Điều 45 Luật Đất đai 2024 gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được phương án sử dụng đất nông nghiệp của tổ chức kinh tế, Ủy ban nhân dân cấp huyện có văn bản chấp thuận, trường hợp không chấp thuận thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

(3) Sau khi phương án sử dụng đất nông nghiệp được phê duyệt, tổ chức kinh tế thực hiện việc thỏa thuận với người sử dụng đất để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp hoặc nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất nông nghiệp; việc đăng ký đất đai thực hiện theo quy định của Nghị định quy định về điều tra cơ bản đất đai; đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và hệ thống thông tin đất đai.

(4) Trường hợp tổ chức nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất nông nghiệp mà giải thể, phá sản thì quyền sử dụng đất đã góp vốn được xử lý theo quy định của pháp luật về giải thể, phá sản.

saved-content
unsaved-content
56