Chính sách đất đai trong Nghị quyết 68 NQ TW: Động lực mới cho kinh tế tư nhân

Chính sách đất đai trong Nghị quyết 68 NQ TW: Động lực mới cho kinh tế tư nhân

Nội dung chính

    Chính sách đất đai trong Nghị quyết 68 NQ TW: Động lực mới cho kinh tế tư nhân

    Ngày 04/05/2025, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết 68-NQ/TW năm 2025 về phát triển kinh tế tư nhân.

    Theo tiểu mục 3.1 Mục 3 Chương III Nghị quyết 68-NQ/TW năm 2025 quy định tạo thuận lợi cho kinh tế tư nhân tiếp cận các nguồn lực về đất đai, vốn, nhân lực chất lượng cao cụ thể tăng cường cơ hội tiếp cận đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh cho kinh tế tư nhân.

    Chính sách đất đai trong Nghị quyết 68 NQ TW: Động lực mới cho kinh tế tư nhân cụ thể như sau:

    (1) Tạo thuận lợi tiếp cận đất đai và mặt bằng sản xuất kinh doanh

    - Đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực đất đai để hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân tiếp cận đất đai dễ dàng hơn.

    - Công khai, minh bạch và chủ động cung cấp thông tin về đất đai tới doanh nghiệp, giúp giảm thiểu rào cản trong quá trình tiếp cận.

    (2) Giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến đất đai

    - Giảm thiểu thời gian giải quyết các thủ tục như thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

    - Hỗ trợ tích cực trong việc giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện để doanh nghiệp triển khai dự án nhanh chóng.

    (3) Kiểm soát biến động giá đất

    - Xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp để kiểm soát biến động giá đất, đặc biệt là giá đất sản xuất kinh doanh và đất phi nông nghiệp.

    - Hạn chế tối đa ảnh hưởng của biến động giá đất đến kế hoạch đầu tư và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

    (4) Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai

    - Chậm nhất trong năm 2025, hoàn thành xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai, kết nối với Trung tâm dữ liệu quốc gia và các cơ sở dữ liệu liên quan.

    - Thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực đất đai, tăng cường tính minh bạch và hiệu quả.

    (5) Chính sách giảm tiền thuê đất

    - Trong năm 2025, thực hiện giảm tối thiểu 30% tiền thuê lại đất cho các đối tượng này trong vòng 5 năm đầu kể từ ngày ký hợp đồng thuê đất.

    - Hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo thuê nhà, đất là tài sản công chưa sử dụng hoặc không sử dụng tại địa phương.

    (6) Hỗ trợ giải phóng mặt bằng

    - Nhà nước cam kết hỗ trợ tích cực trong việc giải phóng mặt bằng, đảm bảo doanh nghiệp có thể triển khai các dự án sản xuất, kinh doanh mà không gặp trở ngại về đất đai.

    (7) Chính sách hỗ trợ về cơ sở hạ tầng

    - Cho phép các địa phương sử dụng ngân sách địa phương để hỗ trợ chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, vườn ươm công nghệ, trên cơ sở yêu cầu, các chủ đầu tư dành một phần quỹ đất đã đầu tư cho các doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo thuê.

    - Hỗ trợ về hạ tầng mặt bằng sạch, điện, nước, giao thông, thông tin liên lạc, thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp sử dụng công nghệ cao, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

    Như vậy, trên đây là tổng hợp chính sách đất đai trong Nghị quyết 68 NQ TW: Động lực mới cho kinh tế tư nhân

    Chính sách đất đai trong Nghị quyết 68 NQ TW: Động lực mới cho kinh tế tư nhân

    Chính sách đất đai trong Nghị quyết 68 NQ TW: Động lực mới cho kinh tế tư nhân (Hình từ Internet)

    Nền kinh tế Việt Nam là gì?

    Căn cứ theo Điều 51 Hiến pháp 2013 quy định nền kinh tế Việt Nam cụ thể như sau:

    (1) Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

    (2) Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật.

    (3) Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất nước.

    Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa.

    Chuyên viên pháp lý Nguyễn Mai Bảo Ngọc
    saved-content
    unsaved-content
    373