Chi phí cho Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị trong lựa chọn nhà thầu là bao nhiêu?
Nội dung chính
Chi phí cho Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị trong lựa chọn nhà thầu là bao nhiêu?
Căn cứ khoản 8 Điều 12 Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định chi phí trong lựa chọn nhà thầu:
Điều 12. Chi phí trong lựa chọn nhà thầu
[...]
8. Chi phí cho Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị (sau đây gọi là Hội đồng tư vấn) của nhà thầu về kết quả lựa chọn nhà thầu được tính theo tỷ lệ phần trăm so với giá dự thầu của nhà thầu có kiến nghị như sau:
a) Giá dự thầu dưới 50.000.000.000 đồng, tỷ lệ 0,03% nhưng tối thiểu là 5.000.000 đồng;
b) Giá dự thầu từ 50.000.000.000 đồng đến dưới 100.000.000.000 đồng, tỷ lệ 0,025% nhưng tối thiểu là 15.000.000 đồng;
c) Giá dự thầu từ 100.000.000.000 đồng đến dưới 200.000.000.000 đồng, tỷ lệ 0,02% nhưng tối thiểu là 25.000.000 đồng;
d) Giá dự thầu từ 200.000.000.000 đồng trở lên, tỷ lệ 0,015% nhưng tối thiểu là 40.000.000 đồng và tối đa là 60.000.000 đồng.
Đối với gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ, hai giai đoạn hai túi hồ sơ, trường hợp nhà thầu có kiến nghị không được mở hồ sơ đề xuất về tài chính thì việc xác định chi phí cho Hội đồng tư vấn căn cứ vào giá gói thầu.
[...]
Như vậy, chi phí cho Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị của nhà thầu về kết quả lựa chọn nhà thầu trong lựa chọn nhà thầu được tính theo tỷ lệ phần trăm so với giá dự thầu của nhà thầu có kiến nghị như sau:
- Giá dự thầu dưới 50.000.000.000 đồng, tỷ lệ 0,03% nhưng tối thiểu là 5.000.000 đồng
- Giá dự thầu từ 50.000.000.000 đồng đến dưới 100.000.000.000 đồng, tỷ lệ 0,025% nhưng tối thiểu là 15.000.000 đồng
- Giá dự thầu từ 100.000.000.000 đồng đến dưới 200.000.000.000 đồng, tỷ lệ 0,02% nhưng tối thiểu là 25.000.000 đồng
- Giá dự thầu từ 200.000.000.000 đồng trở lên, tỷ lệ 0,015% nhưng tối thiểu là 40.000.000 đồng và tối đa là 60.000.000 đồng.
Lưu ý: Đối với gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ, hai giai đoạn hai túi hồ sơ, trường hợp nhà thầu có kiến nghị không được mở hồ sơ đề xuất về tài chính thì việc xác định chi phí cho Hội đồng tư vấn căn cứ vào giá gói thầu.
Chi phí cho Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị trong lựa chọn nhà thầu là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Nội dung chi cho Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị của nhà thầu về kết quả lựa chọn nhà thầu gồm những gì?
Căn cứ Điều 13 Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định nội dung chi cho Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị của nhà thầu về kết quả lựa chọn nhà thầu:
Điều 13. Nội dung chi cho Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị của nhà thầu về kết quả lựa chọn nhà thầu
1. Nội dung chi gồm: chi trực tiếp thù lao cho các thành viên Hội đồng tư vấn để thực hiện nhiệm vụ, chi công tác phí, văn phòng phẩm, dịch thuật, in ấn, họp và các chi phí khác phục vụ giải quyết kiến nghị của nhà thầu; mức chi áp dụng theo quy định đối với các cơ quan quản lý nhà nước; chứng từ thu, chi thực hiện theo quy định.
Tổng mức chi không được vượt số tiền nhà thầu có kiến nghị đã nộp theo quy định tại khoản 8 Điều 12 của Nghị định này.
2. Kết thúc vụ việc, Chủ tịch Hội đồng tư vấn có trách nhiệm xác nhận phần kinh phí đã thực chi. Chênh lệch thu lớn hơn chi (nếu có) được hoàn trả cho nhà thầu có kiến nghị.
3. Trường hợp kiến nghị của nhà thầu được kết luận là đúng, phải nêu rõ biện pháp, cách thức và thời gian để khắc phục hậu quả (nếu có), đồng thời bộ phận thường trực giúp việc có trách nhiệm báo cáo người có thẩm quyền yêu cầu các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm liên đới chi trả cho nhà thầu có kiến nghị số tiền bằng số tiền mà nhà thầu có kiến nghị đã thực nộp cho Hội đồng tư vấn.
4. Việc chi thù lao cho thành viên Hội đồng tư vấn là công chức, viên chức thực hiện theo quy định của pháp luật.
Như vậy, chi cho Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị của nhà thầu về kết quả lựa chọn nhà thầu gồm những nội dung sau:
- Chi trực tiếp thù lao cho các thành viên Hội đồng tư vấn để thực hiện nhiệm vụ, chi công tác phí, văn phòng phẩm, dịch thuật, in ấn, họp và các chi phí khác phục vụ giải quyết kiến nghị của nhà thầu
- Mức chi áp dụng theo quy định đối với các cơ quan quản lý nhà nước
- Chứng từ thu, chi thực hiện theo quy định
Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị được thành lập trong thời hạn bao nhiêu ngày kể từ khi nhận được đơn kiến nghị?
Căn cứ khoản 1 Điều 93 Luật Đấu thầu 2023 quy định thành phần, trách nhiệm và hoạt động của Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị:
Điều 93. Thành phần, trách nhiệm và hoạt động của Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị
1. Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị bao gồm:
a) Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành lập;
b) Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương thành lập;
c) Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị do Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành lập.
Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị được thành lập trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn kiến nghị của nhà thầu, nhà đầu tư.
[...]
Như vậy, hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị được thành lập trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn kiến nghị của nhà thầu, nhà đầu tư.