Chi gửi giữ, bảo quản, tiêu hủy vật chứng, tài sản trong thi hành án dân sự được quy định như thế nào?

Chi gửi giữ, bảo quản, tiêu hủy vật chứng, tài sản trong thi hành án dân sự được quy định như thế nào? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào?

Nội dung chính

    Chi gửi giữ, bảo quản, tiêu hủy vật chứng, tài sản trong thi hành án dân sự được quy định như thế nào?

    Chi gửi giữ, bảo quản, tiêu hủy vật chứng, tài sản trong thi hành án dân sự được quy định tại Khoản 11 Điều 4 Thông tư 43/2018/TT-BQP quy định về nội dung chi, mức chi bảo đảm cho hoạt động nghiệp vụ thi hành án, kinh phí cưỡng chế thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành, theo đó:

    Chi gửi giữ, bảo quản, tiêu hủy vật chứng, tài sản

    - Chi thuê chuyên gia, tổ chức để thực hiện việc gửi giữ, bảo quản, tiêu hủy vật chứng, tài sản đối với trường hợp vật chứng là các loại hóa chất độc hại hoặc các vật chứng, tài sản khác mà cần thiết phải có các trang thiết bị chuyên dùng để thực hiện việc gửi giữ, bảo quản, tiêu hủy đảm bảo an toàn và không làm ảnh hưởng đến môi trường tại nơi gửi giữ, bảo quản, tiêu hủy theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự; mức chi theo thực tế phát sinh, tiền chi trả theo hóa đơn, biên lai thu tiền hoặc hợp đồng (nếu có);

    - Chi thuê vận chuyển vật chứng, tài sản đến nơi tiêu hủy; thuê địa điểm tiêu hủy, mua nhiên liệu, các khoản chi khác phục vụ cho việc tiêu hủy; mức chi theo thực tế phát sinh, tiền chi trả theo hóa đơn, biên lai thu tiền hoặc hợp đồng (nếu có).

    - Chi bồi dưỡng các đối tượng tham gia tiêu hủy vật chứng, tài sản; mức chi theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 13 Thông tư số 200/2016/TT-BTC.

    8