Chế độ chính sách của CBCCVC tỉnh Bình Dương sau sáp nhập theo Đề án 17 mới nhất
Nội dung chính
Chế độ chính sách của CBCCVC tỉnh Bình Dương sau sáp nhập theo Đề án 17 mới nhất
Ngày 21/4/2025, Tỉnh ủy Bình Dương có Đề án 17-ĐA/TU năm 2025 về kết thúc hoạt động cấp huyện, sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã và tổ chức bộ máy hệ thống chính trị cấp xã sau sắp xếp.
Căn cứ theo Phần thứ ba Đề án 17-ĐA/TU năm 2025 chế độ chính sách của CBCCVC tỉnh Bình Dương sau sáp nhập theo Đề án 17 mới nhất cụ thể như sau:
- Cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện và cấp xã khi được bố trí vào các chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý tại ĐVHC cấp xã mới tiếp tục giữ phụ cấp chức vụ lãnh đạo hiện hưởng trong thời gian 06 tháng kể từ ngày có quyết định; sau đó thực hiện theo quy định mới của Chính phủ. Trường hợp công chức, viên chức chuyên môn, nghiệp vụ được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại ĐVHC cấp xã mới thì tạm thời chưa áp dụng mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo và sẽ thực hiện khi có quy định của Chính phủ về hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý đó.
- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hưởng lương từ ngân sách nhà nước khi được bố trí công tác ở ĐVHC mới thì tiếp tục được hưởng lương theo ngạch, bậc và các chế độ phụ cấp lương hiện hưởng trong thời gian gian 6 tháng; sau đó thực hiện theo quy định mới của Chính phủ.
- Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong quá trình sắp xếp mà có đơn tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi hoặc nghỉ thôi việc thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền thực hiện việc rà soát, đánh giá và thực hiện chính sách, chế độ theo quy định hiện hành của Chính phủ, bảo đảm giữ được người có năng lực nổi trội, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
- Trường hợp cán bộ, công chức ở cấp huyện và cấp xã không đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện để được bố trí đảm nhiệm vị trí việc làm ở cấp xã mới giải quyết chế độ, chính sách theo quy định hiện hành của Chính phủ.
Trên đây là toàn bộ nội dung "Chế độ chính sách của CBCCVC tỉnh Bình Dương sau sáp nhập theo Đề án 17 mới nhất"
Chế độ chính sách của CBCCVC tỉnh Bình Dương sau sáp nhập theo Đề án 17 mới nhất (Hình từ Internet)
Đối tượng áp dụng chính sách, chế độ khi sắp xếp tổ chức bộ máy được hướng dẫn theo Công văn 1814 như thế nào?
Căn cứ tại tiểu mục 3 Mục II Công văn 1814/BNV-TCBC năm 2025 có hướng dẫn về đối tượng áp dụng chính sách, chế độ khi sắp xếp tổ chức bộ máy như sau:
(1) Đối tượng áp dụng chính sách, chế độ theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 67/2025/NĐ-CP) được thực hiện thống nhất theo quy định tại Điều 2, không loại trừ những người đã có quyết định nghỉ hưu hoặc đã có thông báo nghỉ hưu.
(2) Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo quản lý theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 2 Nghị định 178/2024/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 67/2025/NĐ-CP) là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của việc sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị khi tổng số lượng cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý cùng cấp cao hơn so với quy định.
Trường hợp tổng số lượng cấp phó thấp hơn so với quy định thì cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị không trực tiếp sắp xếp tổ chức bộ máy không phải là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của việc thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.
(3) Đối với người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động quy định tại điểm c khoản 1 Điều 2 Nghị định 178/2024/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 67/2025/NĐ-CP)
- Người lao động đang làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị do sắp xếp tổ chức bộ máy và đã có thời gian ký hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP trước ngày 15/01/2019 (ngày có hiệu lực thi hành của Nghị định 161/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ), được chuyển tiếp ký hợp đồng lao động theo Nghị định 161/2018/NĐ-CP, Nghị định số 111/2022/NĐ-CP4 thì thuộc đối tượng áp dụng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 2 Nghị định 178/2024/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 67/2025/NĐ-CP ngày 15/3/2025).
- Người lao động đang làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị do sắp xếp tổ chức bộ máy và đã có thời gian ký hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP5 trước ngày 15/01/2019 và đã chấm dứt hợp đồng lao động (nghỉ làm việc và không đóng bảo hiểm xã hội trong các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội); sau đó thực hiện ký hợp đồng lao động theo Nghị định 161/2018/NĐ-CP hoặc Nghị định 111/2022/NĐ-CP sau ngày 15/01/2019 thì không thuộc đối tượng áp dụng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 2 Nghị định 178/2024/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 67/2025/NĐ-CP).
(4) Đối với cán bộ cấp huyện thuộc đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 2 Nghị định 178/2024/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 67/2025/NĐ-CP) thì thời điểm nghỉ việc để hưởng chính sách, chế độ được tính kể từ khi cấp huyện kết thúc hoạt động theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
(5) Cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, công chức cấp xã do sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019- 2021 và giai đoạn 20232025 theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghỉ việc sau ngày 01/01/2025 thì thuộc đối tượng áp dụng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 Nghị định 178/2024/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 67/2025/NĐ-CP).
(6) Viên chức và người lao động chịu sự tác động trực tiếp của việc chuyển nhiệm vụ quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy và sau cai nghiện ma túy từ ngành Lao động - Thương binh và Xã hội về ngành Công an quản lý nhưng không được Bộ Công an tiếp nhận, không bố trí được công việc khác và có nguyện vọng nghỉ việc thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm giải quyết chính sách, chế độ theo quy đinh tại Nghị định 178/2024/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 67/2025/NĐ-CP).
(7) Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
Căn cứ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Bộ luật Lao động năm 2019), trường hợp có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01/01/2021) và có đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động, nếu có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì thuộc đối tượng nghỉ hưởng lương hưu theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 (được sửa đổi, bổ sung tại Bộ luật Lao động năm 2019), không thuộc đối tượng áp dụng của Nghị định 178/2024/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 67/2025/NĐ-CP).
(8) Đối với người làm việc tại các Hội được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương, ở cấp tỉnh, ở cấp huyện
Đối với các hội được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương, ở cấp tỉnh, ở cấp huyện thực hiện sắp xếp, hợp nhất, sáp nhập tổ chức bộ máy phù hợp với yêu cầu của việc tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/CP thì người trong độ tuổi lao động có quyết định của cơ quan có thẩm quyền phân công, điều động đến làm việc tại hội và người được tuyển dụng trong chỉ tiêu biên chế được cấp có thẩm quyền giao cho hội thuộc đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 178/2024/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 67/2025/NĐ-CP).