Cây xăng không có tên thương nhân phân phối xăng dầu trên biển hiệu sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
Nội dung chính
Cây xăng không ghi tên thương nhân phân phối xăng dầu trên biển hiệu bị phạt bao nhiêu tiền?
Tại Điều 34 Nghị định 99/2020/NĐ-CP quy định hành vi vi phạm quy định về biển hiệu như sau:
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không ghi tên hoặc ghi không đúng tên thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối xăng dầu cung cấp xăng dầu trên biển hiệu của cửa hàng bán lẻ xăng dầu.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với thương nhân phân phối xăng dầu có hành vi không quy định thống nhất việc ghi tên thương nhân phân phối xăng dầu trên biển hiệu của cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của mình.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với thương nhân đầu mối có hành vi không quy định thống nhất việc ghi tên thương nhân đầu mối trên biển hiệu của cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của mình.
4. Hành vi vi phạm quy định về sử dụng nhãn hiệu, tên thương mại, biểu tượng (logo), chỉ dẫn thương mại bị xử phạt theo quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.
Theo Điều 5 Nghị định 99/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III và IV của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện thì phạt tiền bằng một nửa mức phạt tiền quy định đối với tổ chức.
Như vậy, theo quy định trên khi kinh doanh xăng dầu theo kiểu bán lẻ thì trên biển hiệu phải có ghi tên của thương nhân phân phối. Bạn nhận phân phối từ nhà phân phối P thì trên biển hiệu bạn phải ghi tên của nhà phân phối đấy, nếu không ghi thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Cây xăng không có tên thương nhân phân phối xăng dầu trên biển hiệu sẽ bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Kinh doanh xăng dầu có bắt buộc đóng thuế bảo vệ môi trường không?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật thuế bảo vệ môi trường 2010 quy định đối tượng chịu thuế như sau:
1. Xăng, dầu, mỡ nhờn, bao gồm:
a) Xăng, trừ etanol;
b) Nhiên liệu bay;
c) Dầu diezel;
d) Dầu hỏa;
đ) Dầu mazut;
e) Dầu nhờn;
g) Mỡ nhờn.
Do đó, nếu như bạn có kinh doanh những loại xăng dầu nêu trên thì bắt buộc bạn phải đóng thuế bảo vệ môi trường theo quy định của nhà nước.
Nguyên tắc xác định hao hụt xăng dầu trong hoạt động kinh doanh xăng dầu như thế nào?
Tại Điều 4 Thông tư 43/2015/TT-BCT quy định nguyên tắc xác định hao hụt xăng dầu trong hoạt động kinh doanh xăng dầu như sau:
1. Hao hụt xăng dầu trong hoạt động kinh doanh xăng dầu được quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư này là tổng hao hụt xăng dầu của các công đoạn mà hoạt động kinh doanh xăng dầu đó thực hiện.
2. Lượng xăng dầu để xác định tỷ lệ hao hụt xăng dầu được quy định cụ thể như sau:
a) Đối với xăng khoáng, xăng sinh học, etanol nhiên liệu E100, dầu hỏa, dầu điêzen quy đổi về điều kiện tiêu chuẩn (nhiệt độ: 15oC; áp suất: 101,325 kPa và tính theo hệ thống chuẩn đo lường quốc gia); riêng trường hợp xuất bán tại cột đo xăng dầu của cửa hàng bán lẻ xăng dầu đơn vị tính là lít thực tế;
b) Đối với nhiên liệu đốt lò (FO) các loại đơn vị tính là khối lượng (kg).
3. Tỷ lệ hao hụt xăng dầu của các công đoạn và tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu được xác định theo quy định tại các Điều 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Thông tư này.
4. Tỷ lệ hao hụt xăng dầu được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xem xét, đánh giá và điều chỉnh phù hợp với thực trạng trang thiết bị công nghệ, trình độ, yêu cầu quản lý và cơ chế kinh doanh xăng dầu trong từng thời kỳ.
Trên đây là những nguyên tắc xác định hao hụt xăng dầu trong hoạt động kinh doanh xăng dầu mà luật quy định.