Cầu Tứ Liên ở đâu? Cầu Tứ Liên dài bao nhiêu km?

Cầu Tứ Liên ở đâu? Cầu Tứ Liên dài bao nhiêu km? Nguyên tắc tổ chức giao thông trên cầu đường bộ là gì?

Nội dung chính

    Cầu Tứ Liên ở đâu? Cầu Tứ Liên dài bao nhiêu km?

    Sáng ngày 19/05/2025 UBND TP Hà Nội chính thức khởi công cầu Tứ Liên. Đây là cây cầu đặc biệt nối huyện Đông Anh và quận Tây Hồ tạo điểm nhấn cho Thủ đô Hà Nội với thiết kế 2 trụ đài dây văng xoắn.

    Dự án xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn 2 đầu cầu được UBND TP Hà Nội phê duyệt tại Quyết định 1291/QĐ-UBND TP Hà Nội ngày 30/3/2020.

    Cầu Tứ Liên là một công trình giao thông trọng điểm nằm ở thủ đô Hà Nội, có vai trò quan trọng trong việc kết nối khu vực trung tâm thành phố với huyện Đông Anh, bắc qua sông Hồng. Cầu được thiết kế theo dạng cầu dây văng hiện đại, dự kiến nối từ khu vực nút giao Nghi Tàm (quận Tây Hồ) sang đường Vành đai 3 (huyện Đông Anh), góp phần giảm áp lực giao thông và thúc đẩy phát triển đô thị hai bên bờ sông.

    Cầu Tứ Liên dài khoảng 2,9 km, chưa kể hệ thống đường dẫn có thể kéo dài gần 10 km để kết nối đồng bộ với các trục giao thông lớn, trong đó có cao tốc Hà Nội Thái Nguyên. Khi hoàn thành, cây cầu cải thiện khả năng lưu thông và mở ra cơ hội phát triển kinh tế xã hội cho khu vực phía Bắc thủ đô.

    Cầu Tứ Liên ở đâu? Cầu Tứ Liên dài bao nhiêu km?

    Cầu Tứ Liên ở đâu? Cầu Tứ Liên dài bao nhiêu km? (Hình từ Internet)

    Nguyên tắc tổ chức giao thông trên cầu đường bộ là gì?

    Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 84/2014/TT-BGTVT, nguyên tắc tổ chức giao thông trên cầu đường bộ quy định cụ thể như sau:

    Trên cầu đường bộ, việc tổ chức giao thông tuân theo quy tắc giao thông đường bộ được quy định tại Chương II của Luật Giao thông đường bộ năm 2008 (đã hết hiệu lực từ 01/01/2025) và nguyên tắc sau đây:

    (1) Phương tiện tham gia giao thông trên cầu đường bộ phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định; tuân thủ chỉ dẫn của người điều khiển giao thông và quy định của biển báo hiệu đường bộ đặt trước cầu.

    Trường hợp không có biển báo hiệu, phải tuân theo quy định tại Thông tư 84/2014/TT-BGTVT và các quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về hạn chế trọng lượng xe, khổ giới hạn được phép tham gia giao thông trên đường bộ, tốc độ và khoảng cách an toàn giữa các phương tiện.

    (2) Không được phép dừng, đỗ, quay đầu xe (trừ phương tiện, thiết bị của đơn vị quản lý, bảo trì cầu). Trường hợp phương tiện bị hư hỏng đột xuất, người điều khiển phải khẩn trương đưa phương tiện ra khỏi phạm vi cầu hoặc đưa vào vị trí được phép dừng, đỗ.

    (3) Xe thô sơ, người đi bộ, súc vật có người dắt phải đi trên phần đường quy định trên cầu.

    Tiêu chuẩn về các trạng thái giới hạn và hệ số sức kháng khi thiết kế lan can cầu đường bộ

    Căn cứ theo Điều 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11823-13:2017, tiêu chuẩn về các trạng thái giới hạn và hệ số sức kháng khi thiết kế lan can cầu đường bộ như sau:

    Trạng thái giới hạn cường độ

    Phải áp dụng các trạng thái giới hạn cường độ bằng cách dùng các tổ hợp tải trọng thích hợp trong Bảng 3 Phần 3 bộ tiêu chuẩn thiết kế cầu đường bộ và các tải trọng được quy định tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11823-13:2017. Các hệ số sức kháng đối với cột và các bộ phận lan can phải dùng theo quy định trong các Điều 5.4 Phần 5 và Điều 5.4 Phần 6 bộ tiêu chuẩn thiết kế cầu đường bộ

    Các tải trọng thiết kế dùng cho lan can người đi bộ phải theo quy định trong Điều 8.2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11823-13:2017. Các tải trọng thiết kế dùng cho lan can xe đạp phải theo quy định trong Điều 9.3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11823-13:2017. Các tải trọng của người đi bộ hoặc xe đạp phải được đặt vào các lan can dùng kết hợp như được quy định trong Điều 10.3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11823-13:2017. Các phần hẫng mặt cầu phải được thiết kế theo các tổ hợp tải trọng về cường độ tương ứng được quy định trong Bảng 3 Phần 3 bộ tiêu chuẩn thiết kế cầu đường bộ

    Trạng thái giới hạn đặc biệt

    Các lực được truyền từ lan can cầu tới mặt cầu có thể xác định bằng cách phân tích cường độ cực hạn của hệ thống lan can cầu, dùng các tải trọng quy định trong Điều 7.3.3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11823-13:2017. Các lực đó phải được xem là các tải trọng tính toán tại trạng thái giới hạn đặc biệt.

    Nguyên tắc quản lý đầu tư công bao gồm những gì?

    Căn cứ theo Điều 13 Luật Đầu tư công 2024 quy định 5 nguyên tắc quản lý đầu tư công cụ thể như sau:

    (1) Tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư công.

    (2) Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm của quốc gia, quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch.

    (3) Thực hiện đúng trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan đến đầu tư công.

    (4) Quản lý việc sử dụng vốn đầu tư công theo đúng quy định đối với từng nguồn vốn; bảo đảm đầu tư tập trung, đồng bộ, chất lượng, tiết kiệm, hiệu quả và khả năng cân đối nguồn lực; không để thất thoát, lãng phí.

    (5) Bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động đầu tư công.

    Chuyên viên pháp lý Nguyễn Mai Bảo Ngọc
    saved-content
    unsaved-content
    151