Cập nhật 10+ điểm mới nổi bật tại Nghị định 151/2025 về phân định thẩm quyền trong lĩnh vực đất đai
Nội dung chính
Cập nhật 10+ điểm mới nổi bật tại Nghị định 151 2025 về phân định thẩm quyền trong lĩnh vực đất đai
Việc phân định rõ ràng thẩm quyền giữa các cấp trong quản lý đất đai là yếu tố then chốt nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và hạn chế tình trạng chồng chéo, trùng lắp trong thực tiễn. Nhằm đáp ứng yêu cầu này, Chính phủ đã ban hành Nghị định 151 2025 NĐ-CP, đánh dấu bước chuyển mình quan trọng trong cải cách hành chính và quản lý đất đai.
Cập nhật 10+ điểm mới nổi bật tại Nghị định 151 2025 về phân định thẩm quyền trong lĩnh vực đất đai sẽ giúp người dân, doanh nghiệp và cơ quan chức năng hiểu rõ hơn về những thay đổi mang tính chiến lược trong lĩnh vực này.
(1) UBND cấp xã được giao thêm hàng loạt thẩm quyền về đất đai từ ngày 01/7/2025
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 và Điều 10 Nghị định 151/2024/NĐ-CP về việc UBND cấp xã và Chủ tịch UBND cấp xã được thực hiện hàng loạt thẩm quyền trước đây thuộc về cấp huyện, bao gồm:
- Quyết định thu hồi đất
- Phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;
- Cưỡng chế thu hồi đất, kiểm đếm bắt buộc, cưỡng chế kiểm đếm
- Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân
- Quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất cho cá nhân, cộng đồng dân cư
- Phê duyệt phương án góp quyền sử dụng đất để phát triển khu dân cư nông thôn
(2) Phân quyền cho xã trong xác định giá đất và thẩm định giá đất cụ thể
Căn cứ theo quy định tại điểm l khoản 1 Điều 5; điểm d khoản 1 Điều 15 và điểm d khoản 1 Điều 17 Nghị định 151Nghị định 151/2024/NĐ-CP về 1 số quyền hạn liên quan đến xác định giá đất và thẩm định giá đất trong dối với cơ quan có thẩm quyền cấp xã, cụ thể:
- Chủ tịch UBND cấp xã được quyết định thành lập Hội đồng thẩm định giá đất cụ thể cấp xã
- Cơ quan chuyên môn về đất đai cấp xã có nhiệm vụ giúp Chủ tịch xã xác định giá đất cụ thể
- Chủ tịch xã còn tham gia Hội đồng thẩm định bảng giá đất cấp tỉnh
(3) Từ 01/7/2025, doanh nghiệp làm việc trực tiếp với xã khi thực hiện nhiều thủ tục đất đai
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 và Điều 10 Nghị định 151/2024/NĐ-CP. Cụ thể
- UBND và Chủ tịch UBND cấp xã được phê duyệt phương án góp đất, cho thuê đất, giao đất cho các dự án có quy mô nhỏ do doanh nghiệp thực hiện
- Được chấp thuận phương án sử dụng đất kết hợp, đất nông nghiệp, bồi thường - hỗ trợ - tái định cư,...
Như vậy, thay vì làm việc với cấp huyện hoặc tỉnh như trước thì, nhiều dự án đầu tư quy mô nhỏ hoặc có phạm vi tại một xã nay có thể xử lý ngay tại cấp xã.
(4) Doanh nghiệp được miễn toàn bộ tiền thuê đất có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại cấp xã
Căn cứ theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 10 Nghị định 151/2024/NĐ-CP như sau:
Từ 01/7/2025, nếu doanh nghiệp được miễn toàn bộ tiền thuê đất trong cả thời hạn thuê (theo quy định về tài chính đất đai), thì UBND cấp xã có thẩm quyền giải quyết việc:
- Giao đất;
- Cho thuê đất;
- Cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
Trước 01/7/2025, việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất cho tổ chức, cá nhân dù được miễn tiền thuê đất hay không, vẫn thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện hoặc UBND cấp tỉnh tùy theo quy mô và đối tượng theo Nghị định 151 2025
(5) Từ 01/7/2025, một số trường hợp giao đất không cần thông qua đấu giá
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Nghị định 151/2024/NĐ-CP về các trường hợp UBND cấp tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư như sau:
- Dự án sử dụng đất vào mục đích công cộng có yếu tố kinh doanh;
- Dự án đã được Quốc hội/Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư;
- Dự án thuê đất từ quỹ đất do cơ quan Nhà nước đang quản lý;
- Trường hợp không thuộc Điều 125 và 126 Luật Đất đai 2024.
(6) Cấp xã có quyền xác nhận mảnh trích đo bản đồ địa chính phục vụ cấp Sổ đỏ
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 17 Nghị định 151/2024/NĐ-CP về cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp xã có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về các nội dung quy định như sau:
Cơ quan quản lý đất đai cấp xã được phép ký xác nhận mảnh trích đo bản đồ địa chính trong trường hợp:
- Phục vụ việc đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ);
-Thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã;
- Sau khi đã có xác nhận của người sử dụng đất và đơn vị đo đạc.
(7) Chủ tịch UBND tỉnh được quyết định nhiều trường hợp chuyển đổi mục đích sử dụng đất
Căn cứ theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 9 Nghị định 151/2024/NĐ-CP về Chủ tịch UBND tỉnh được thực hiện các thẩm quyền thay mặt UBND tỉnh, gồm:
- Giao đất, cho thuê đất;
- Chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức, cá nhân;
- Xác định hình thức sử dụng đất phù hợp với dự án.
(8) Người dân không phải xác nhận đất không tranh chấp khi làm Sổ đỏ
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 18 Nghị định 151/2024/NĐ-CP về UBND cấp xã khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không cần yêu cầu người dân nộp xác nhận về:
- Tình trạng không tranh chấp;
- Phù hợp quy hoạch;
- Tính ổn định trong sử dụng đất.
(9) Cá nhân được nộp hồ sơ cấp sổ đỏ, chuyển mục đích sử dụng đất tại UBND xã
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 và Điều 10 Nghị định 151/2024/NĐ-CP về các thủ tục mà cá nhân được thực hiện ngay tại UBND cấp xã gồm:
- Đăng ký cấp sổ đỏ
- Chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp, đất ở
- Góp quyền sử dụng đất làm dự án chỉnh trang, khu dân cư
(10) Không phải chỉnh lý hồ sơ đất đai sau khi sắp xếp chính quyền 2 cấp
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 18 Nghị định 151/2024/NĐ-CP như sau:
Cơ quan xử lý thủ tục đất đai không được yêu cầu người dân thực hiện lại các bước chỉnh lý hồ sơ liên quan đến thay đổi địa giới, tổ chức lại chính quyền địa phương 2 cấp (như sáp nhập xã, huyện…). Việc chỉnh lý sẽ được thực hiện:
- Tự động khi người dân nộp hồ sơ hành chính;
- Hoặc khi có nhu cầu thực hiện thủ tục liên quan đến thửa đất.
(11) Giữ nguyên hiệu lực các hợp đồng thuê đất ký trước ngày 01/7/2025
Căn cứ quy định tại điểm c khoản 5 Điều 22 Nghị định 151/2025/NĐ-CP:
Điều 22. Điều khoản chuyển tiếp
[...]
5. Trường hợp đã nộp hồ sơ đề nghị giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất trước ngày 01 tháng 7 năm 2025 nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền giải quyết thì thực hiện như sau:
a) Trường hợp thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật trước ngày 01 tháng 7 năm 2025 thì nay Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết theo trình tự, thủ tục quy định của pháp luật đất đai trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành;
b) Trường hợp thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định của pháp luật trước ngày 01 tháng 7 năm 2025 thì nay Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giải quyết theo trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định này;
c) Các hợp đồng thuê đất đã được ký trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục có hiệu lực cho đến khi hết thời hạn ghi trong hợp đồng.
Điều này có nghĩa, các hợp đồng thuê đất đã được ký trước ngày 01/7/2025, có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục có hiệu lực cho đến khi hết thời hạn ghi trong hợp đồng không phân biệt hợp đồng do UBND cấp tỉnh hay cấp huyện ký trước đây cũng như không bắt buộc phải ký lại hợp đồng mới theo mô hình tổ chức chính quyền hai cấp.
Cập nhật 10+ điểm mới nổi bật tại Nghị định 151 2025 về phân định thẩm quyền đất đai (Hình từ Internet)
Nguyên tắc phân định thẩm quyền, phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực đất đai được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Nghị định 151/2024/NĐ-CP về nguyên tắc phân định thẩm quyền, phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực đất đai:
- Bảo đảm phù hợp với quy định của Hiến pháp; phù hợp với các nguyên tắc, quy định về phân định thẩm quyền, phân quyền, phân cấp của Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
- Bảo đảm phân quyền nhiệm vụ, phân cấp triệt để các nhiệm vụ giữa cơ quan nhà nước ở trung ương với chính quyền địa phương, bảo đảm quyền quản lý thống nhất của Chính phủ, quyền điều hành của người đứng đầu Chính phủ đối với lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai và phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương trong thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai.
- Bảo đảm Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ tập trung thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước ở tầm vĩ mô; xây dựng thể chế, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đồng bộ, thống nhất, giữ vai trò kiến tạo và tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát.
- Bảo đảm phân định rõ thẩm quyền giữa Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân; phân định rõ thẩm quyền chung của Ủy ban nhân dân và thẩm quyền riêng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân; bảo đảm phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn và năng lực của cơ quan, người có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân quyền, phân cấp.
- Bảo đảm đồng bộ, tổng thể, liên thông, không bỏ sót hoặc chồng lấn, giao thoa nhiệm vụ; bảo đảm cơ sở pháp lý cho hoạt động bình thường, liên tục, thông suốt của các cơ quan; đáp ứng yêu cầu quản trị địa phương; ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
- Bảo đảm quyền con người, quyền công dân; bảo đảm công khai, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong việc tiếp cận thông tin, thực hiện các quyền, nghĩa vụ và các thủ tục theo quy định của pháp luật.
- Bảo đảm không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Nguồn lực thực hiện nhiệm vụ được phân quyền, phân cấp do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định.