Cách tính thâm niên nghề cho người lao động hiện nay được quy định ra sao?

Cách tính thâm niên nghề cho người lao động hiện nay được quy định như thế nào theo pháp luật hiện hành?

Nội dung chính

    Cách tính thâm niên nghề cho người lao động hiện nay được quy định ra sao?

    Theo quy định tại Nghị định số 76/2009/NĐ-CP của Chính phủ thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên nghề đối với cán bộ, công chức đã được xếp lương theo ngạch hoặc chức danh chuyên ngành toà án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự và kiểm lâm. Theo quy định này thì đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên nghề trong ngành kiểm lâm là Cục trưởng, Phó cục trưởng Cục Kiểm lâm; Chi cục trưởng và Phó chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm; Hạt trưởng và Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm; Kiểm lâm viên (Kiểm lâm viên chính, Kiểm lâm viên; Kiểm lâm viên cao đẳng, Kiểm lâm viên trung cấp và Kiểm lâm viên sơ cấp). Thời giam làm việc được tính hưởng phụ cấp được quy định: Thời gian làm việc được xếp lương theo một trong các ngạch hoặc chức danh của các chuyên ngành, hải quan, toà án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm, kiểm tra Đảng (nếu có thời gian gián đoạn thì được cộng dồn mà thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề chưa hưởng phụ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn). Thời gian không được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề bao gồm: Thời gian làm các công việc xếp lương theo các ngạch hoặc chức danh ngoài quy định tại điều 1 Thông tư này.  Căn cứ vào quy định trên thì từ khi anh được xếp vào ngạch kiểm lâm viên (từ cuối năm 1993 đến cuối năm 1997) thì anh được hưởng phụ cấp thâm niên nghề là 4 năm. Từ năm 1998 đến nay, mặc dù anh vẫn công tác trong ngàn kiểm lâm nhưng không được xếp lương theo ngạch kiểm lâm viên mà được xếp lương ở ngạch chuyên viên. Do vậy, thời gian này anh không được hưởng phụ cấp thâm niên nghề theo Thông tư số 04 như đã nêu ở phần trên.

    7