Các trường hợp giám định, giám định lại mức suy giảm khả năng lao động của người lao động bị tai nạn lao động bao gồm?

Chuyên viên pháp lý Thư Viện Nhà Đất
Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Các trường hợp giám định, giám định lại mức suy giảm khả năng lao động của người lao động bị tai nạn lao động bao gồm? Hồ sơ, trình tự khám giám định có cần thiết không?

Nội dung chính

    Các trường hợp giám định, giám định lại mức suy giảm khả năng lao động của người lao động bị tai nạn lao động bao gồm?

    Theo quy định của pháp luật thì người lao động bị tai nạn lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

    - Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    + Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;

    + Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;

    + Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;

    - Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn;

    Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu bị tai nạn thuộc một trong các nguyên nhân sau:

    + Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;

    + Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;

    + Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật.

    Căn cứ các điều kiện được phân tích trên đây thì mức suy giảm khả năng lao động là một điều kiện bắt buộc để giải quyết chế độ tai nạn cho người lao động có tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

    Mà để xác định được mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động thì phải trải qua quá trình giám định mức suy giảm khả năng lao động theo quy định.

    Người lao động bị tai nạn lao động sẽ được giám định, giám định lại mức suy giảm khả năng lao động theo quy định.

    Theo đó, theo quy định tại Điều 47 Luật Thi hành án dân sự 2008 thì:

    1. Người lao động bị tai nạn lao động được giám định, giám định lại mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    - Sau khi bị thương tật lần đầu đã được điều trị ổn định còn di chứng ảnh hưởng tới sức khỏe;

    - Sau khi thương tật tái phát đã được điều trị ổn định (được giám định lại tai nạn lao động sau 24 tháng, kể từ ngày người lao động được Hội đồng giám định y khoa kết luận tỷ lệ suy giảm khả năng lao động liền kề trước đó);

    - Đối với trường hợp thương tật không có khả năng điều trị ổn định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì người lao động được làm thủ tục giám định trước hoặc ngay trong quy trình điều trị.

    2. Người lao động được giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    - Vừa bị tai nạn lao động vừa bị bệnh nghề nghiệp;

    - Bị tai nạn lao động nhiều lần;

    Hồ sơ, trình tự khám giám định được thực hiện theo quy định tại Điều 5 đến Điều 14 Thông tư 56/2017/TT-BYT.

    Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.

    Trân trọng!

    19
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ