Các tổ chức xã hội có trách nhiệm gì trong việc bảo đảm để trẻ em được tham gia vào các vấn đề về trẻ em?
Nội dung chính
Các tổ chức xã hội có trách nhiệm gì trong việc bảo đảm để trẻ em được tham gia vào các vấn đề về trẻ em?
Trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong việc bảo đảm để trẻ em được tham gia vào các vấn đề về trẻ em được quy định tại Điều 52 Nghị định 56/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật trẻ em như sau:
1. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (sau đây gọi là tổ chức) khi xây dựng và thực hiện quyết định, chương trình, hoạt động về trẻ em hoặc có liên quan đến trẻ em phải lấy ý kiến của trẻ em thông qua một hoặc các hình thức phù hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 74 Luật trẻ em.
2. Các tổ chức phải thuyết minh nội dung quyết định, chương trình, hoạt động đang xây dựng hoặc đang thực hiện phù hợp với trẻ em để trẻ em hiểu, góp ý kiến, bày tỏ nguyện vọng; ý kiến, nguyện vọng của trẻ em gửi đến tổ chức phải được tiếp nhận, xem xét và trả lời trực tiếp cho trẻ em hoặc cơ quan, tổ chức gửi ý kiến, nguyện vọng của trẻ em theo tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức.
3. Các tổ chức có trách nhiệm gửi ý kiến, nguyện vọng của trẻ em mà tổ chức nhận được đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền xem xét, giải quyết và theo dõi việc trả lời các ý kiến, kiến nghị đó.
4. Các tổ chức thực hiện các hoạt động, sự kiện có sự tham gia của trẻ em phải bảo đảm các điều kiện an toàn, phù hợp với trẻ em; chấp hành các hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra hoặc quyết định đình chỉ của cơ quan có thẩm quyền.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong việc bảo đảm để trẻ em được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 56/2017/NĐ-CP.