Các tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình cần được vận động xóa bỏ như thế nào?

Các tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình cần được vận động xóa bỏ như thế nào?

Nội dung chính

    Các tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình cần được vận động xóa bỏ như thế nào?

    Theo quy định tại Mục I Phụ lục về danh mục các tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình cần vận động xóa bỏ hoặc cấm áp dụng ban hành kèm theo Nghị định 126/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Hôn nhân và gia đình thì các tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình cần vận động xóa bỏ được quy định cụ thể như sau:

    Các tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình sau đây cần vận động xóa bỏ:

    - Kết hôn trước tuổi quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.

    - Việc đăng ký kết hôn không do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện.

    - Cưỡng ép kết hôn do xem “lá số” và do mê tín dị đoan; cản trở hôn nhân do khác dân tộc, tôn giáo.

    - Cấm kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi từ bốn đời trở lên.

    - Nếu nhà trai không có tiền cưới và đồ sính lễ thì sau khi kết hôn, người con rể buộc phải ở rể để trả công cho bố, mẹ vợ.

    - Quan hệ gia đình theo chế độ phụ hệ hoặc mẫu hệ, không bảo đảm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng, giữa con trai và con gái.

    + Chế độ phụ hệ:

    Khi ly hôn, nếu do người vợ yêu cầu ly hôn thì nhà gái phải trả lại nhà trai toàn bộ đồ sính lễ và những phí tổn khác; nếu do người chồng yêu cầu ly hôn thì nhà gái vẫn phải trả lại nhà trai một nửa đồ sính lễ. Sau khi ly hôn, nếu người phụ nữ kết hôn với người khác thì không được hưởng và mang đi bất cứ tài sản gì. Sau khi cha, mẹ ly hôn, con phải theo cha.

    Khi người chồng chết, người vợ góa không có quyền hưởng phần di sản của người chồng quá cố để lại. Nếu người vợ góa tái hôn với người khác thì không được hưởng và mang đi bất cứ tài sản gì.

    Khi người cha chết, chỉ các con trai có quyền còn các con gái không có quyền hưởng phần di sản của người cha quá cố để lại.

    + Chế độ mẫu hệ:

    Người con bị bắt buộc phải mang họ của người mẹ.

    Khi người vợ chết, người chồng góa không có quyền hưởng phần di sản của người vợ quá cố để lại và không được mang tài sản riêng của mình về nhà.

    Khi người mẹ chết, chỉ các con gái có quyền còn các con trai không có quyền hưởng phần di sản của người mẹ quá cố để lại.

    Sau khi ở rể, người con rể bị “từ hôn” hoặc sau khi ăn hỏi, nhận đồ sính lễ, người con trai bị “từ hôn” thì không được bù trả lại.

    - Không kết hôn giữa người thuộc dân tộc này với người thuộc dân tộc khác và giữa những người khác tôn giáo.

    Trên đây là nội dung tư vấn về các tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình cần vận động xóa bỏ. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 126/2014/NĐ-CP.

    13