Các loại hàng hóa có xuất xứ từ 1 nước thành viên của Hiệp định ASEAN - Trung Quốc không được coi là có xuất xứ khi nào?

Các loại hàng hóa có xuất xứ từ 1 nước thành viên của Hiệp định ASEAN - Trung Quốc không được coi là có xuất xứ khi nào? Văn bản nào quy định về vấn đề này?

Nội dung chính

    Các loại hàng hóa có xuất xứ từ 1 nước thành viên của Hiệp định ASEAN - Trung Quốc không được coi là có xuất xứ khi nào?

    Theo Khoản 1 Điều 10 Thông tư 21/2019/TT-BCT (Có hiệu lực ngày 23/12/2019) quy định những loại hàng hóa có xuất xứ tại 01 nước thành viên của Hiện định thương ASEAN - Trung Quốc nhưng không được coi là có xuất xứ, cụ thể như sau:

    Những hàng hóa có công đoạn dưới đây được thực hiện riêng rẽ hoặc kết hợp với nhau tại lãnh thổ của Nước thành viên đó:

    - Những công đoạn bảo quản hàng hoá trong điều kiện tốt trong quá trình vận chuyển và lưu kho;

    - Thay đổi bao bì, tháo dỡ và lắp ghép các kiện hàng;

    - Rửa, lau chùi, tẩy bụi và các chất oxít, dầu, sơn và các chất tráng, phủ bề mặt khác một cách đơn giản;

    - Sơn và các công đoạn đánh bóng một cách đơn giản;

    - Xay xát, bóc vỏ, tẩy trắng một phần hoặc làm tróc toàn bộ, đánh bóng và làm láng ngũ cốc và gạo;

    - Nhuộm đường hoặc tạo đường miếng;

    - Bóc vỏ, trích hạt, hoặc làm tróc hạt một cách đơn giản;

    - Mài sắc, mài giũa đơn giản, cắt đơn giản;

    - Giần, sàng, lựa chọn, phân loại, xếp loại, xếp nhóm;

    - Đóng đơn giản vào các chai, lon, khuôn, túi, bao, hộp, lựa chọn bìa và các công đoạn đóng gói bao bì đơn giản khác;

    - Dán hoặc in nhãn, mác hoặc lô-gô và các dấu hiệu phân biệt tương tự lên sản phẩm hoặc lên bao bì của sản phẩm;

    - Trộn đơn giản các sản phẩm, dù cùng loại hay khác loại;

    - Lắp ráp đơn giản các bộ phận của sản phẩm để tạo nên một sản phẩm hoàn chỉnh hoặc tháo rời sản phẩm thành từng phần;

    - Kiểm tra hoặc thử nghiệm một cách đơn giản; hoặc

    - Giết mổ động vật.

     

    11