Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm như thế nào đối với chương trình giảm nghèo bền vững?
Nội dung chính
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm như thế nào đối với chương trình giảm nghèo bền vững?
Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đối với chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 được pháp luật quy định tại Điểm a Khoản 8 Điều 1 Quyết định 1722/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành, như sau:
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện Chương trình theo quy định;
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, các bộ, ngành liên quan và các địa phương xây dựng nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và quy định tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình;
- Chủ trì, phối hợp với Ủy ban Dân tộc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thông tin và Truyền thông và các bộ, ngành liên quan hướng dẫn quy trình giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình;
- Chủ trì rà soát, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thuộc đối tượng đầu tư của Chương trình;
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chí xác định đối tượng tiếp tục thuộc diện hưởng chính sách theo Chương trình 30a, xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo;
- Chủ trì thực hiện Dự án 1 và Dự án 5; theo dõi, giám sát, tổng hợp kết quả thực hiện Chương trình, báo cáo kết quả định kỳ, đột xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Như vậy, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan quản lý Chương trình có trách nhiệm rất chính yếu trong chương trình này, là cơ quan có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các bộ, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc đối tượng của chương trình để tổ chức triển khai, xây dựng các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ nguồn ngân sách phù hợp theo quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung quy định về trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đối với chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Quyết định 1722/QĐ-TTg năm 2016.