Biên bản xác định mức độ khuyết tật có hiệu lực pháp lý bao lâu theo quy định pháp luật?
Nội dung chính
Biên bản xác định mức độ khuyết tật có hiệu lực pháp lý bao lâu theo quy định pháp luật?
Ngày 28/12/2012, Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp ban hành Thông tư liên tịch 34/2012/TTLT- BYT-BLĐTBXH hướng dẫn xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng Giám định y khoa thực hiện.
Thông tư này áp dụng đối với những trường hợp quy định tại Khoản 2, Điều 15 Luật Người khuyết tật 2010, cụ thể như sau:
- Những trường hợp đã được Hội đồng xác định mức độ khuyết tật cấp xã được thành lập theo quy định tại Điều 16 Luật Người khuyết tật 2010 thực hiện xác định mức độ khuyết tật (sau đây gọi là Hội đồng xác định mức độ khuyết tật), nhưng không đưa ra được kết luận về mức độ khuyết tật.
- Người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật không đồng ý với kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật.
- Người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật hoặc cá nhân hoặc cơ quan hoặc tổ chức có bằng chứng xác thực về việc xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không khách quan, không chính xác.
Theo đó, thời gian có hiệu lực pháp lý của biên bản xác định mức độ khuyết tật là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 12 Thông tư liên tịch 34/2012/TTLT- BYT-BLĐTBXH. Cụ thể như sau:
- Đối với người khuyết tật từ đủ 06 tuổi trở lên: Thời gian có hiệu lực pháp lý của biên bản xác định mức độ khuyết tật là 05 (năm) năm kể từ ngày ban hành biên bản.
- Đối với người khuyết tật dưới 06 tuổi: Thời gian có hiệu lực pháp lý của biên bản xác định mức độ khuyết tật là 03 (ba) năm kể từ ngày ban hành biên bản.