Bị chồng đánh đập muốn ly hôn nhưng chồng không đồng ý thì có thế đơn phương ly hôn không?

Bị chồng đánh đập muốn ly hôn nhưng chồng không đồng ý thì có thế đơn phương ly hôn không? Và nếu ly hôn được thì tôi nộp đơn ở đâu theo quy định?

Nội dung chính

    Bị chồng đánh đập muốn ly hôn nhưng chồng không đồng ý thì có thế đơn phương ly hôn không?

    Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án. Ly hôn được thực hiện dưới một trong các cách thức sau:

    + Ly hôn theo yêu cầu của một bên: Căn cứ Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì ly hôn theo yêu cầu của một bên được hiểu là một bên vợ, chồng  yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

    + Thuận tình ly hôn: Căn cứ theo Điều 55 Luật hôn nhân và gia đình 2014 là khi vợ và chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn, đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn.

    Do vậy, nếu chồng bạn không đồng ý việc ly hôn thì bạn có quyền đơn phương xin ly hôn.

    Hồ sơ yêu cầu ly hôn bao gồm:

    + Đơn xin ly hôn;

    + Bản chính giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Nếu bạn không có giấy chứng nhận đăng ký kết hôn thì bạn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký kết hôn xin xác nhận;

    + Bản sao có công chứng, chứng thực chứng minh nhân dân của bạn (không cần của chồng bạn);

    + Bản sao giấy khai sinh của con bạn;

    + Giấy tờ chứng minh về tài sản (nếu có yêu cầu);

    Thẩm quyền giải quyết ly hôn: Theo khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì thẩm quyết giải quyết ly hôn tòa án nhân dân cấp huyện nơi chồng bạn đang cư trú, làm việc.

    Đối với vấn đề nuôi con sau ly hôn:

    Căn cứ Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 xác định việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau ly hôn như sau:

    - Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

    - Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    - Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

    Như vậy, trong trường hợp của bạn, con bạn hiện nay 5 tháng tuổi, theo quy định thì ưu tiên cho bạn nuôi trừ trường hợp bạn không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc bạn không có nguyện vọng nuôi con.

    Chuyên viên pháp lý Thư Viện Nhà Đất
    32
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ