09:28 - 30/11/2024

Bắt buộc phải khoanh vùng bảo vệ tối thiểu khoảng cách 100 mét hiện trường tai nạn giao thông?

Bắt buộc phải khoanh vùng bảo vệ tối thiểu khoảng cách 100 mét hiện trường tai nạn giao thông? Việc dựng lại hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ được thực hiện như thế nào?

Nội dung chính

    Bắt buộc phải khoanh vùng bảo vệ tối thiểu khoảng cách 100 mét hiện trường tai nạn giao thông?

    Ngày 13/11/2024, Bộ trưởng Bộ Công an đã ban hành Thông tư 72/2024/TT-BCA về việc Quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông.

    Trong đó, khoản 2 Điều 6 Thông tư 72/2024/TT-BCA có quy định về vấn đề bảo vệ hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ như sau:

    Giải quyết ban đầu khi cán bộ Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát phát hiện vụ tai nạn giao thông đường bộ hoặc được phân công đến hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ
    ...
    2. Bảo vệ hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ
    a) Sử dụng dây căng phản quang, cọc tiêu hình chóp nón, biển báo cấm đường, biển chỉ dẫn hướng đi hoặc biển cảnh báo nguy hiểm và biển phụ, đèn chiếu sáng, đèn cảnh báo nguy hiểm được trang bị cho Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm để khoanh vùng bảo vệ hiện trường, bảo vệ an toàn cho cán bộ khám nghiệm hiện trường, có biện pháp bảo vệ tài sản của người bị nạn, hàng hoá trên phương tiện trong vụ tai nạn giao thông đường bộ;
    b) Bố trí cán bộ điều tiết giao thông tại khu vực hiện trường được khoanh vùng bảo vệ tối thiểu khoảng cách 70 mét (đối với đường bộ cao tốc tối thiểu là 100 mét) đồng thời đặt biển cảnh báo nguy hiểm, biển hạn chế tốc độ, biển chỉ dẫn cách 01 mét đến 02 mét phía trước cán bộ điều tiết giao thông để cảnh báo người điều khiển phương tiện đi qua khu vực hiện trường giảm tốc độ, chú ý quan sát không gây nguy hiểm cho lực lượng khám nghiệm hiện trường;
    c) Nếu có phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chuyên dụng của Cảnh sát giao thông được trang bị hệ thống còi, đèn ưu tiên, đèn chiếu sáng thì cho phương tiện dừng sát lề đường bên phải phía trước khu vực hiện trường theo chiều đường có nhiều phương tiện lưu thông đến khu vực hiện trường, phía sau phương tiện phải được đặt các cọc tiêu hĩnh chóp nón, biển cảnh báo nguy hiểm, biển hạn chế tốc độ, biển chỉ dẫn theo quy định, đồng thời bật hệ thống còi, đèn ưu tiên, đèn chiếu sáng để cảnh báo cho các phương tiện khác biết.
    ...

    Căn cứ quy định trên, việc bố trí cán bộ điều tiết giao thông tại khu vực hiện trường được khoanh vùng bảo vệ tối thiểu khoảng cách 100 mét là áp dụng đối với đường cao tốc. Còn đối với các tuyến đường bộ thông thường khác thì thực hiện khoanh vùng bảo vệ tối thiểu khoảng cách 70 mét.

    Bắt buộc phải khoanh vùng bảo vệ tối thiểu khoảng cách 100 mét hiện trường tai nạn giao thông?

    Bắt buộc phải khoanh vùng bảo vệ tối thiểu khoảng cách 100 mét hiện trường tai nạn giao thông? (Hình từ Internet)

    Việc dựng lại hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ được thực hiện như thế nào?

    Điều 15 Thông tư 72/2024/TT-BCA quy định:

    Dựng lại hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ
    1. Trong quá trình điều tra, xác minh vụ tai nạn giao thông đường bộ, nếu có căn cứ xác định hiện trường bị xáo trộn, hiện trường giả hoặc xét thấy cần thiết cho việc điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ thì tổ chức dựng lại hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ đế điều tra, xác minh. Việc dựng lại hiện trường phải có Kế hoạch dựng lại hiện trường theo Mẫu số 16/TNĐB ban hành kèm theo Thông tư này và được lãnh đạo có thẩm quyền phê duyệt.
    2. Nội dung dựng lại hiện trường cần xác định lại vị trí người bị nạn, tang vật, phương tiện, dấu vết để lại ở hiện trường, xem xét lại những tình huống, hành vi và những tình tiết khi xảy ra vụ tai nạn giao thông đường bộ; đo và vẽ lại sơ đồ hiện trường; chụp ảnh để làm cơ sở so sánh đối chiếu.
    3. Kết thúc dựng lại hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ phải lập Biên bản khám nghiệm hiện trường dựng lại, vẽ Sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ được dựng lại; những người tham gia dựng lại hiện trường ký, ghi rõ họ, tên vào biên bản và sơ đồ.

    Như vậy, việc dựng lại hiện trường yụ tai nạn giao thông đường bộ được thực hiện theo quy định trên.

    Thông tư 72/2024/TT-BCA có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025.

    10