Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam ở đâu? Giờ hoạt động? Ý nghĩa lịch sử?
Nội dung chính
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam ở đâu? Giờ hoạt động? Ý nghĩa lịch sử?
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, thành lập năm 1956 là một trong những bảo tàng quân sự lớn và lâu đời nhất tại Việt Nam, lưu giữ và phát huy các giá trị lịch sử quân sự của dân tộc.
(1) Địa chỉ:
Từ năm 2019, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và Tổng cục Chính trị đã triển khai xây dựng Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới tọa lạc tại Km6+500 Đại lộ Thăng Long, phường Tây Mỗ - Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
(2) Giờ hoạt động:
Bảo tàng mở cửa từ 08:00 đến 16:30 hàng ngày, trừ thứ Hai, thứ Sáu và các ngày lễ Tết.
(3) Giá vé tham quan:
Năm 2024, bảo tàng không thu phí tham quan. Tuy nhiên, theo kế hoạch, từ năm 2025, bảo tàng sẽ bắt đầu thu phí tham quan để phục vụ công tác bảo trì và nâng cao chất lượng dịch vụ.
Giá vé áp dụng cho khách Việt Nam là 20.000VNĐ/vé, còn khách nước ngoài là 40.000VNĐ/vé. Các trường hợp giảm 50% phí tham quan bao gồm: thanh thiếu niên dưới 15 tuổi, người cao tuổi, học sinh, sinh viên.
(4) Ý nghĩa lịch sử:
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam là nơi lưu giữ hơn 150.000 hiện vật, trong đó có 4 bảo vật quốc gia cùng nhiều hiện vật quý giá, phản ánh quá trình đấu tranh giành độc lập và bảo vệ Tổ quốc của dân tộc Việt Nam.
Với thiết kế hiện đại và đa dạng công năng, bảo tàng áp dụng nhiều phương pháp trưng bày tiên tiến như công nghệ sa bàn 3D mapping, màn hình tra cứu thông tin, thuyết minh tự động, mã QR để tra cứu thông tin hiện vật và hình ảnh, tạo nên một không gian sống động và đầy cảm xúc.
Đặc biệt, điểm nhấn của công trình là Tháp Chiến thắng, cao 45 mét, có hình các ngôi sao 5 cánh xếp chồng lên nhau, biểu trưng cho sự kiện nước Việt Nam giành độc lập năm 1945.
Bảo tàng không chỉ là nơi trưng bày hiện vật, mà còn là "địa chỉ đỏ", không gian văn hóa đặc biệt, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho các thế hệ, đồng thời là điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước khi đến Thủ đô Hà Nội.
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam ở đâu? Giờ hoạt động? Ý nghĩa lịch sử? (Hình từ Internet)
Có mấy nguyên tắc quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự?
Căn cứ theo Điều 3 Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự 2023 về nguyên tắc quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sựquy định như sau:
Nguyên tắc quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự
1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và thỏa thuận quốc tế có liên quan; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
2. Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, là trách nhiệm của toàn dân, của cả hệ thống chính trị, trong đó Quân đội nhân dân làm nòng cốt.
3. Kết hợp quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự với phát triển kinh tế - xã hội, gắn phát triển kinh tế - xã hội với quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.
4. Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự phải thống nhất theo quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt; bảo đảm bí mật, an toàn, đúng mục đích, công năng sử dụng, phù hợp với từng loại, nhóm công trình quốc phòng và khu quân sự.
Theo đó, có 04 nguyên tắc quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự ở Việt Nam cụ thể theo quy định nêu trên.
Những hành vi bị nghiêm cấm đối với công trình quốc phòng và khu quân sự là gì?
Căn cứ theo Điều 8 Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự 2023 về những hành vi bị nghiêm cấmquy định như sau:
Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Chiếm đoạt, chiếm giữ, lấn chiếm, xâm nhập trái phép; phá hoại, làm hư hỏng kiến trúc, kết cấu, trang thiết bị của công trình quốc phòng và khu quân sự.
2. Thu thập trái phép, chiếm đoạt, hủy hoại, làm lộ bí mật hồ sơ, tài liệu, thông tin công trình quốc phòng và khu quân sự.
3. Sử dụng trái phép, sai mục đích; chuyển mục đích sử dụng, phá dỡ công trình quốc phòng và di dời khu quân sự trái quy định của pháp luật.
4. Xây dựng, khai thác, đặt thiết bị làm ảnh hưởng đến kiến trúc, kết cấu, công năng sử dụng, an toàn, bí mật của công trình quốc phòng và khu quân sự.
5. Cản trở, chống đối việc thực hiện nhiệm vụ của lực lượng quản lý, bảo vệ hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.
6. Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, nhiệm vụ được giao trong quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự để trục lợi, xâm hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
Như vậy, có 08 hành vi bị nghiêm cấm nhằm bảo về và duy trì phát triển đối với công trình quốc phòng và khu quân sự ở Việt Nam cụ thể theo quy định nêu trên.