Bảo hiểm cho công trình xây dựng trong thời gian thi công do ai có trách nhiệm mua theo quy định hiện hành?

Ai có trách nhiệm mua bảo hiểm cho công trình xây dựng trong thời gian thi công? Doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường khi công trình bị chiến tranh làm ảnh hưởng không?

Nội dung chính

    Ai có trách nhiệm mua bảo hiểm cho công trình xây dựng trong thời gian thi công?

    Căn cứ Điều 38 Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định:

    Trách nhiệm mua bảo hiểm
    Chủ đầu tư phải mua bảo hiểm cho công trình hoặc cho từng hạng mục của công trình trong thời gian xây dựng. Các trường hợp cụ thể như sau:
    1. Trường hợp mua bảo hiểm cho công trình trong thời gian xây dựng, chủ đầu tư phải mua bảo hiểm với số tiền bảo hiểm tối thiểu theo quy định tại Điều 33 Nghị định này.
    2. Trường hợp mua bảo hiểm theo từng hạng mục công trình trong thời gian xây dựng, chủ đầu tư phải mua bảo hiểm với số tiền bảo hiểm của từng hạng mục công trình không thấp hơn giá trị đầy đủ của hạng mục công trình đó khi hoàn thành và tổng số tiền bảo hiểm của các hạng mục công trình trong thời gian xây dựng không thấp hơn số tiền bảo hiểm tối thiểu theo quy định tại Điều 33 Nghị định này.

    Như vậy, chủ đầu tư có có trách nhiệm mua bảo hiểm cho công trình hoặc cho từng hạng mục của công trình trong thời gian xây dựng.

    Ai có trách nhiệm mua bảo hiểm cho công trình xây dựng trong thời gian thi công?

    Ai có trách nhiệm mua bảo hiểm cho công trình xây dựng trong thời gian thi công? (Ảnh từ Internet)

    Doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường khi công trình xây dựng trong thời gian thi công mà bị chiến tranh làm ảnh hưởng không?

    Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 34 Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định:

    Phạm vi bảo hiểm và loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
    ...
    2. Các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
    Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường bảo hiểm trong các trường hợp sau:
    a) Tổn thất phát sinh do chiến tranh, bạo loạn, đình công, hành động của các thế lực thù địch, nổi loạn, hành động ác ý nhân danh hoặc có liên quan tới các tổ chức chính trị, tịch biên, sung công, trưng dụng, trưng thu hay phá hủy hoặc bị gây thiệt hại theo lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
    b) Tổn thất phát sinh do hành động khủng bố.
    c) Tổn thất phát sinh do phản ứng hạt nhân, phóng xạ hạt nhân, nhiễm phóng xạ.
    d) Tổn thất hoặc thiệt hại của bên mua bảo hiểm và người được bảo hiểm có tên trong danh sách cấm vận.
    ...

    Như vậy, theo quy định trên thì doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường khi công trình xây dựng trong thời gian thi công mà bị chiến tranh làm ảnh hưởng.

    Hợp đồng bảo hiểm đối với công trình xây dựng đang thi công chấm dứt trong các trường hợp nào? Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm là gì?

    Căn cứ Điều 35 Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định:

    Chấm dứt hợp đồng bảo hiểm
    1. Hợp đồng bảo hiểm chấm dứt trong các trường hợp sau:
    a) Bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm về việc hợp đồng bảo hiểm chấm dứt trong trường hợp tạm dừng thực hiện công việc trong hợp đồng xây dựng hoặc chấm dứt hợp đồng xây dựng theo quy định của pháp luật.
    Bên mua bảo hiểm phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày chủ đầu tư có quyết định về việc tạm dừng thực hiện công việc trong hợp đồng xây dựng hoặc chấm dứt hợp đồng xây dựng theo quy định của pháp luật. Thời điểm chấm dứt hợp đồng bảo hiểm được xác định căn cứ vào thời điểm tạm dừng thực hiện công việc trong hợp đồng xây dựng hoặc chấm dứt hợp đồng xây dựng theo quy định của pháp luật.
    b) Các trường hợp chấm dứt khác theo quy định của pháp luật.
    2. Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm
    a) Trường hợp hợp đồng bảo hiểm chấm dứt theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại cho bên mua bảo hiểm phần phí bảo hiểm tương ứng với thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm sau khi trừ đi các chi phí hợp lý có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm (nếu có). Trường hợp bên mua bảo hiểm chưa đóng đủ phí bảo hiểm, bên mua bảo hiểm phải đóng bổ sung đủ phí bảo hiểm tương ứng với thời gian đã được bảo hiểm tính đến thời điểm chấm dứt hợp đồng bảo hiểm.
    b) Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thực hiện theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm và theo quy định của pháp luật.

    Như vậy, hợp đồng bảo hiểm chấm dứt trong các trường hợp sau:

    - Bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm về việc hợp đồng bảo hiểm chấm dứt trong trường hợp tạm dừng thực hiện công việc trong hợp đồng xây dựng hoặc chấm dứt hợp đồng xây dựng;

    - Các trường hợp chấm dứt khác theo quy định của pháp luật.

    (2) Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm là:

    - Trường hợp hợp đồng bảo hiểm chấm dứt do có thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm về việc hợp đồng bảo hiểm chấm dứt trong trường hợp tạm dừng thực hiện công việc hoặc chấm dứt hợp đồng xây dựng, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại cho bên mua bảo hiểm phần phí bảo hiểm tương ứng với thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm sau khi trừ đi các chi phí hợp lý có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm (nếu có).

    - Trường hợp bên mua bảo hiểm chưa đóng đủ phí bảo hiểm, bên mua bảo hiểm phải đóng bổ sung đủ phí bảo hiểm tương ứng với thời gian đã được bảo hiểm tính đến thời điểm chấm dứt hợp đồng bảo hiểm.

    - Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm của các trường hợp chấm dứt khác theo quy định của pháp luật thực hiện theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm và theo quy định của pháp luật.

    18