Báo cáo tình hình cho vay lại và tình hình tài chính của bên vay lại vốn ODA, vay ưu đãi được quy định như thế nào?

Việc báo cáo tình hình cho vay lại và tình hình tài chính của bên vay lại vốn ODA, vay ưu đãi được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Báo cáo tình hình cho vay lại và tình hình tài chính của bên vay lại vốn ODA, vay ưu đãi được quy định như thế nào?

    Theo quy định tại Điều 32 Nghị định 97/2018/NĐ-CP thì báo cáo tình hình cho vay lại và tình hình tài chính của bên vay lại như sau:

    1. Bên vay lại là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo cho Bộ Tài chính, bên vay lại là đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp báo cáo cho cơ quan được ủy quyền cho vay lại một năm hai lần, lần 1 không muộn hơn ngày 31/1 và lần 2 không muộn hơn ngày 31/7 hằng năm tình hình cho vay lại với các nội dung sau:
    - Tình hình rút vốn, trả nợ, số dư nợ khoản vay lại;
    - Tình hình biến động tài sản bảo đảm tiền vay;
    - Tình hình tài chính, tình trạng nợ của bên vay lại bao gồm số dư nợ, số nợ quá hạn phát sinh (nếu có) với bất kỳ chủ nợ nào;
    - Tình hình thực hiện, vận hành, khai thác dự án đầu tư, tình hình quản lý, sử dụng tài sản của dự án đầu tư và tài sản hình thành từ vốn vay.
    2. Cơ quan được ủy quyền cho vay lại báo cáo Bộ Tài chính một năm hai lần, lần 1 không muộn hơn ngày 28/2 và lần 2 không muộn hơn ngày 31/8 hàng năm hoặc ngay khi phát sinh vấn đề đột xuất ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của từng dự án vay lại, bên vay lại về các nội dung nêu tại khoản 1 Điều này.
    3. Hằng năm, Bộ Tài chính tổng hợp báo cáo Chính phủ tình hình cho vay lại trong báo cáo chung về nợ công.
    4. Bộ Tài chính hướng dẫn mẫu biểu báo cáo.

    Trên đây là quy định về báo cáo tình hình cho vay lại và tình hình tài chính của bên vay lại vốn ODA, vay ưu đãi.

    9