Báo cáo giám sát tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ được thực hiện chế độ ra sao?

Chế độ báo cáo giám sát tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ được quy định thế nào? Báo cáo Kết quả giám sát tài chính được quy định ra sao?

Nội dung chính

    Chế độ báo cáo giám sát tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ được quy định thế nào?

    Ngày 06/10/2015, Chính phủ ban hành Nghị định 87/2015/NĐ-CP về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước. 

    Nghị định này quy định về:

    - Giám sát tình hình đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp.

    - Giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại đối với doanh nghiệp nhà nước.

    - Giám sát tài chính đối với doanh nghiệp có vốn nhà nước.

    - Công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước.

    Theo đó, chế độ báo cáo giám sát tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Khoản 2 Điều 35 Nghị định 87/2015/NĐ-CP, được hướng dẫn bởi Điều 8 và Điều 9 Thông tư 200/2015/TT-BTC. Cụ thể như sau:

    (1) Báo cáo giám sát tài chính

    Định kỳ hằng năm, Người đại diện lập báo cáo giám sát tài chính theo các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều 33 và gửi cơ quan đại diện chủ sở hữu. Thời hạn gửi báo cáo thực hiện theo quy định của cơ quan đại diện chủ sở hữu.

    (2) Báo cáo Kết quả giám sát tài chính

    Căn cứ báo cáo giám sát của Người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp, cơ quan đại diện chủ sở hữu tổng hợp Báo cáo kết quả giám sát tài chính và gửi Bộ Tài chính trước ngày 31 tháng 5 năm tiếp theo để Bộ Tài chính tổng hợp báo cáo Chính phủ về hiệu quả sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc.

    7