Ban hành Thông tư 04/2024/TT-BTNMT 2024 quy định kiểm tra chấp hành pháp luật về tài nguyên nước ra sao?

Thông tư 04/2024/TT-BTNMT 2024 quy định kiểm tra chấp hành pháp luật về tài nguyên nước như thế nào? Nguyên tắc kiểm tra chấp hành pháp luật về tài nguyên nước là gì?

Nội dung chính

    Ban hành Thông tư 04/2024/TT-BTNMT 2024 quy định kiểm tra chấp hành pháp luật về tài nguyên nước ra sao?

    Ngày 16/5/2024, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư 04/2024/TT-BTNMT quy định việc kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước và thẩm định, nghiệm thu kết quả hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước. 

    Thông tư 04/2024/TT-BTNMT quy định chi tiết thi hành khoản 1 Điều 9 Luật Tài nguyên nước 2023 về thẩm định và nghiệm thu kết quả hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước theo dự án, đề án sử dụng nguồn ngân sách nhà nước và khoản 5 Điều 83 của Luật Tài nguyên nước 2023 về kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước.

    Các hoạt động sau đây không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư 04/2024/TT-BTNMT:

    - Hoạt động kiểm tra phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên nước của lực lượng Công an nhân dân;

    - Thẩm định, phê duyệt đề cương dự án; thẩm định, nghiệm thu hạng mục công việc trong quá trình thực hiện dự án; thẩm định, phê duyệt quyết toán dự án; kiểm định xây dựng, máy móc, thiết bị đo đạc, quan trắc về tài nguyên nước.

    Ban hành Thông tư 04/2024/TT-BTNMT 2024 quy định kiểm tra chấp hành pháp luật về tài nguyên nước ra sao? (Hình từ Internet)

    Nguyên tắc kiểm tra chấp hành pháp luật về tài nguyên nước là gì?

    Tại Điều 5 Thông tư 04/2024/TT-BTNMT có quy định nguyên tắc kiểm tra chấp hành pháp luật về tài nguyên nước như sau:

    - Tuân thủ theo pháp luật; dân chủ, công khai, minh bạch, khách quan; đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục; kịp thời, chính xác.

    - Thực hiện theo kế hoạch kiểm tra; theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền hoặc khi phát hiện dấu hiệu vi phạm.

    - Có trọng tâm, trọng điểm, tránh chồng chéo, trùng lặp về phạm vi, thời gian và đối tượng với hoạt động thanh tra, kiểm tra cùng lĩnh vực; không làm cản trở hoạt động bình thường của đối tượng được kiểm tra.

    Khi nào sẽ kiểm tra đột xuất về chấp hành pháp luật về tài nguyên nước?

    Tại Điều 6 Thông tư 04/2024/TT-BTNMT có quy định về hình thức và nội dung kiểm tra chấp hành pháp luật về tài nguyên nước như sau:

    Hình thức và nội dung kiểm tra
    1. Kiểm tra theo kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch kiểm tra đã được phê duyệt. Kế hoạch kiểm tra bao gồm kế hoạch kiểm tra của các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Xây dựng, Y tế và kế hoạch kiểm tra của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
    2. Kiểm tra đột xuất được tiến hành khi có một trong các căn cứ sau:
    a) Có chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
    b) Khi phát hiện tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật về tài nguyên nước qua thông tin, số liệu quan trắc, giám sát, báo cáo của tổ chức, cá nhân, gồm: thông tin, dữ liệu quan trắc, giám sát từ Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia; hệ thống theo dõi, vận hành hồ chứa của cơ quan quản lý; báo cáo định kỳ hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước của tổ chức, cá nhân; thông tin số liệu thu được trong quá trình thẩm định hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép khai thác tài nguyên nước, hành nghề khoan nước dưới đất, thăm dò nước dưới đất và hồ sơ kê khai, điều chỉnh tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước hoặc trong quá trình tiếp nhận kê khai, đăng ký khai thác, sử dụng tài nguyên nước và các nguồn thông tin khác của cơ quan quản lý có liên quan;
    c) Khi phát hiện dấu hiệu vi phạm gây suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước; sụt, lún đất; gây lũ nhân tạo đột ngột, bất thường ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất và sinh hoạt của nhân dân;
    d) Phản ánh, kiến nghị của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan, các phương tiện truyền thông, thông tin và các nguồn thông tin khác.
    3. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại khoản 1 Điều này xác định nội dung kiểm tra trong kế hoạch kiểm tra hằng năm phù hợp với quy định của Luật Tài nguyên nước.

    Như vậy, việc kiểm tra đột xuất về chấp hành pháp luật về tài nguyên nước được thực hiện khi:

    - Có chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

    - Khi phát hiện tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật về tài nguyên nước qua thông tin, số liệu quan trắc, giám sát, báo cáo của tổ chức, cá nhân, gồm:

    + Thông tin, dữ liệu quan trắc, giám sát từ Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia; hệ thống theo dõi, vận hành hồ chứa của cơ quan quản lý; báo cáo định kỳ hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước của tổ chức, cá nhân;

    + Thông tin số liệu thu được trong quá trình thẩm định hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép khai thác tài nguyên nước, hành nghề khoan nước dưới đất, thăm dò nước dưới đất và hồ sơ kê khai, điều chỉnh tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước hoặc trong quá trình tiếp nhận kê khai, đăng ký khai thác, sử dụng tài nguyên nước và các nguồn thông tin khác của cơ quan quản lý có liên quan;

    - Khi phát hiện dấu hiệu vi phạm gây suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước; sụt, lún đất; gây lũ nhân tạo đột ngột, bất thường ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất và sinh hoạt của nhân dân;

    - Phản ánh, kiến nghị của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan, các phương tiện truyền thông, thông tin và các nguồn thông tin khác.

    7