Người sử dụng đất thực hiện việc đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất như thế nào?

Việc thực hiện đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất đối với người sử dụng đất như thế nào? Liên thông với các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết đăng ký đất đai khi nào?

Nội dung chính

    Người sử dụng đất thực hiện việc đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất như thế nào?

    Căn cứ khoản 4 Điều 18 Nghị định 101/2024/NĐ-CP về một số quy định cụ thể về đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất quy định như sau:

    Một số quy định cụ thể về đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất
    ...
    4. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, người được giao đất để quản lý, người nhận chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật trực tiếp thực hiện việc đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất hoặc thực hiện việc đăng ký thông qua người đại diện theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là người yêu cầu đăng ký).
    ...

    Như vậy, người sử dụng đất thực hiện việc đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất có thể thực hiện trực tiếp hoặc thông qua người đại diện theo quy định của pháp luật. Việc đăng ký có thể được thực hiện theo hai hình thức:

    - Đăng ký trên giấy: Theo quy định tại Mục 3 và Mục 4 Chương III Nghị định 101/2024/NĐ-CP.

    - Đăng ký bằng phương tiện điện tử: Thực hiện theo Mục 5 Chương III Nghị định 101/2024/NĐ-CP.

    Người yêu cầu đăng ký có thể chọn hình thức phù hợp với điều kiện của mình. Trong trường hợp không thể thực hiện trực tiếp, người yêu cầu có thể ủy quyền cho người đại diện để thực hiện các thủ tục đăng ký theo đúng quy định của pháp luật.

    Người sử dụng đất thực hiện việc đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất như thế nào?

    Người sử dụng đất thực hiện việc đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất như thế nào? (Hình từ Internet)

    Trường hợp nào các cơ quan giải quyết thủ tục có trách nhiệm liên thông với các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết?

    Căn cứ khoản 6 Điều 18 Nghị định 101/2024/NĐ-CP về một số quy định cụ thể về đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất quy định như sau:

    Một số quy định cụ thể về đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất
    ...
    6. Trường hợp người yêu cầu đăng ký có nhu cầu thực hiện đồng thời nhiều thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất thì các cơ quan giải quyết thủ tục có trách nhiệm liên thông với các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
    ...

    Theo đó, các cơ quan giải quyết thủ tục có trách nhiệm liên thông với các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết khi người yêu cầu đăng ký có nhu cầu thực hiện đồng thời nhiều thủ tục đăng ký đất đai và tài sản gắn liền với đất.

    Điều này có nghĩa là, khi người yêu cầu đăng ký muốn thực hiện các thủ tục như đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc các thủ tục liên quan khác cùng một lúc, các cơ quan chức năng sẽ phối hợp và xử lý các thủ tục này một cách liên thông, không yêu cầu người yêu cầu phải thực hiện từng thủ tục riêng biệt.

    Trách nhiệm trong việc tổ chức triển khai đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất của Ủy ban nhân dân các cấp ra sao?

    Căn cứ Điều 20 Nghị định 101/2024/NĐ-CP về một số quy định cụ thể về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong việc tổ chức triển khai đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất quy định như sau:

    Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong việc tổ chức triển khai đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất
    1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
    a) Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thực hiện việc tuyên truyền và tổ chức thực hiện đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và lập, cập nhật, chỉnh lý và quản lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai;
    b) Bố trí kinh phí để thực hiện việc đăng ký đất đai lần đầu.
    2. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm triển khai đăng ký đất đai; hằng năm chỉ đạo rà soát và tổ chức đăng ký đất đai đối với các trường hợp chưa thực hiện đăng ký trên địa bàn; chỉ đạo việc kiểm tra, xử lý các trường hợp không đăng ký đất đai theo quy định của pháp luật.
    3. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm sau đây:
    a) Tổ chức việc đăng ký đất đai trên địa bàn; hướng dẫn, tuyên truyền người sử dụng đất thực hiện việc đăng ký đất đai; kiểm tra, xử lý các trường hợp không đăng ký đất đai theo quy định của pháp luật;
    b) Thực hiện các công việc quy định tại Điều 33 của Nghị định này;
    c) Thành lập Hội đồng đăng ký đất đai lần đầu (sau đây gọi là Hội đồng đăng ký đất đai) để tham mưu thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 33 của Nghị định này.
    Thành phần Hội đồng đăng ký đất đai bao gồm đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở cấp xã; công chức làm công tác địa chính, tư pháp ở cấp xã; người đứng đầu, Trưởng ban công tác Mặt trận thôn, làng, ấp, bản, bon, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, điểm dân cư nơi có đất và các thành phần khác do Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định.
    Hội đồng đăng ký đất đai hoạt động theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số, thông qua họp trực tiếp hoặc gửi lấy ý kiến các thành viên. Kết quả tư vấn của Hội đồng đăng ký đất đai là căn cứ để Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 33 của Nghị định này;
    d) Thời gian thực hiện các công việc quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 33 của Nghị định này theo thủ tục hành chính do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định nhưng không vượt quá 10 ngày làm việc.

    Như vậy, trách nhiệm trong việc tổ chức triển khai đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất của Ủy ban nhân dân các cấp được nêu cụ thể theo quy định trên.

    11