Ai lập kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hàng năm? Nội dung chính của kế hoạch là gì?

Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hàng năm do ai lập và có nội dung chính là gì? Có mấy trường hợp cần quan trắc công trình phục vụ công tác bảo trì công trình xây dựng?

Nội dung chính

    Ai lập kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hàng năm? Nội dung chính của kế hoạch là gì?

    Căn cứ Điều 32 Nghị định 06/2021/NĐ-CP về kế hoạch bảo trì công trình xây dựng quy định như sau:

    Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng
    1. Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình lập kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hàng năm trên cơ sở quy trình bảo trì được phê duyệt và hiện trạng công trình.
    2. Nội dung chính của kế hoạch bảo trì công trình xây dựng bao gồm:
    a) Tên công việc thực hiện;
    b) Thời gian thực hiện;
    c) Phương thức thực hiện;
    d) Chi phí thực hiện.
    3. Kế hoạch bảo trì có thể được sửa đổi, bổ sung trong quá trình thực hiện. Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình quyết định việc sửa đổi, bổ sung kế hoạch bảo trì công trình xây dựng.

    Như vậy, chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình chịu trách nhiệm lập kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hàng năm. Kế hoạch này dựa trên quy trình bảo trì đã được phê duyệt và hiện trạng của công trình.

    Nội dung chính của kế hoạch bảo trì công trình xây dựng bao gồm:

    - Tên công việc thực hiện: Xác định các hạng mục cần bảo trì.

    - Thời gian thực hiện: Quy định thời gian dự kiến để hoàn thành từng công việc.

    - Phương thức thực hiện: Ghi rõ cách thức hoặc phương pháp tiến hành bảo trì.

    - Chi phí thực hiện: Dự toán chi phí cho từng hạng mục bảo trì.

    Ngoài ra, trong quá trình thực hiện, kế hoạch có thể được sửa đổi hoặc bổ sung nếu cần thiết, và chủ sở hữu hoặc người quản lý công trình có quyền quyết định các thay đổi này để phù hợp với tình hình thực tế.

    Ai lập kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hàng năm? Nội dung chính của kế hoạch là gì?

    Ai lập kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hàng năm? Nội dung chính của kế hoạch là gì? (Hình từ Internet)

    Có mấy trường hợp cần quan trắc công trình phục vụ công tác bảo trì công trình xây dựng?

    Căn cứ tại khoản 6 Điều 33 Nghị định 06/2021/NĐ-CP về thực hiện bảo trì công trình xây dựng quy định như sau:

    Thực hiện bảo trì công trình xây dựng

    ...

    6. Quan trắc công trình phục vụ công tác bảo trì phải được thực hiện trong các trường hợp sau:

    a) Các công trình quan trọng quốc gia, công trình khi xảy ra sự cố có thể dẫn tới thảm họa;
    b) Công trình có dấu hiệu lún, nghiêng, nứt và các dấu hiệu bất thường khác có khả năng gây sập đổ công trình;
    c) Theo yêu cầu của chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng.
    Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành quy định về danh mục các công trình bắt buộc phải quan trắc trong quá trình khai thác sử dụng.
    ...

    Theo đó, có 03 trường hợp cần quan trắc công trình phục vụ công tác bảo trì công trình xây dựng.

    Có mấy loại chi phí bảo trì công trình xây dựng?

    Căn cứ khoản 3 Điều 35 Nghị định 06/2021/NĐ-CP về chi phí bảo trì công trình xây dựng quy định như sau:

    Chi phí bảo trì công trình xây dựng
    ...
    3. Các chi phí bảo trì công trình xây dựng:
    a) Chi phí thực hiện các công việc bảo trì định kỳ hàng năm gồm chi phí: Lập kế hoạch và dự toán bảo trì công trình xây dựng hàng năm; chi phí kiểm tra công trình thường xuyên, định kỳ; chi phí bảo dưỡng theo kế hoạch bảo trì hàng năm của công trình; chi phí xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu về bảo trì công trình xây dựng; chi phí lập và quản lý hồ sơ bảo trì công trình xây dựng.
    b) Chi phí sửa chữa công trình (định kỳ và đột xuất) gồm chi phí sửa chữa phần xây dựng công trình và chi phí sửa chữa phần thiết bị công trình theo quy trình bảo trì công trình xây dựng được duyệt, và trường hợp cần bổ sung, thay thế hạng mục, thiết bị công trình để việc khai thác sử dụng công trình đúng công năng và đảm bảo an toàn;
    c) Chi phí tư vấn phục vụ bảo trì công trình xây dựng gồm các chi phí: Lập, thẩm tra (trường hợp chưa có quy trình bảo trì) hoặc điều chỉnh quy trình bảo trì công trình xây dựng; kiểm định chất lượng công trình phục vụ công tác bảo trì (nếu có); quan trắc công trình phục vụ công tác bảo trì (nếu có); kiểm tra công trình đột xuất theo yêu cầu (nếu có); đánh giá định kỳ về an toàn của công trình trong quá trình vận hành và sử dụng (nếu có); khảo sát phục vụ thiết kế sửa chữa; lập, thẩm tra thiết kế sửa chữa và dự toán chi phí bảo trì công trình; lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất để lựa chọn nhà thầu; giám sát thi công sửa chữa công trình xây dựng, giám sát sửa chữa phần thiết bị công trình; thực hiện các công việc tư vấn khác;
    d) Chi phí khác gồm các chi phí cần thiết khác để thực hiện quá trình bảo trì công trình xây dựng như: kiểm toán, thẩm tra phê duyệt quyết toán; bảo hiểm công trình; phí thẩm định và các chi phí liên quan khác;
    đ) Chi phí quản lý bảo trì của chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình.

    Như vậy, có 05 chi phí bảo trì công trình xây dựng sau đây:

    - Chi phí thực hiện các công việc bảo trì định kỳ hàng năm;

    - Chi phí sửa chữa công trình (định kỳ và đột xuất);

    - Chi phí tư vấn phục vụ bảo trì công trình xây dựng;

    - Các chi phí cần thiết khác để thực hiện quá trình bảo trì công trình xây dựng;

    - Chi phí quản lý bảo trì của chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình.

    29