Lộ trình chiêm bái xá lợi Đức Phật chùa Phúc Sơn Bắc Giang
Nội dung chính
Lộ trình chiêm bái xá lợi Đức Phật chùa Phúc Sơn Bắc Giang
Từ ngày 22 đến 24/5/2025, Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni quốc bảo của Ấn Độ sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn, xã Cao Xá, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.
Theo đó lộ trình chiêm bái xá lợi Đức Phật chùa Phúc Sơn Bắc Giang cụ thể như sau:
- Từ 13h00 ngày 22/5: Đoàn xe cung rước Xá lợi Đức Phật xuất phát từ chùa Bái Đính (Ninh Bình), dự kiến về đến Quảng trường Lương Văn Nắm, thị trấn Cao Thượng, Tân Yên, Bắc Giang.
- 13h30: Đoàn tiếp tục di chuyển từ quảng trường đến chùa Phúc Sơn.
- 14h30: Đoàn rước dừng tại cổng Tam Quan, tiến hành nghi lễ cung rước xá lợi Đức Phật vào Tam Bảo.
- 15h00: Diễn ra lễ cầu nguyện Quốc thái dân an, sau đó là nghi lễ cung rước Xá lợi Đức Phật vào Bảo tháp Phúc Sơn nơi tôn trí chính thức trong thời gian chiêm bái.
- Từ 17h ngày 22/5 đến 22h ngày 24/5/2025, chùa Phúc Sơn mở cửa liên tục 24/24 giờ, phục vụ người dân và du khách đến hành hương, chiêm bái xá lợi Phật.
Lộ trình chiêm bái xá lợi Đức Phật chùa Phúc Sơn Bắc Giang (Hình từ Internet)
Sơ đồ phân luồng giao thông phục vụ lễ cung rước, tôn trí và chiêm bái xá lợi Đức Phật chùa Phúc Sơn Bắc Giang
Để đảm bảo an toàn, trật tự và tránh ùn tắc, Công an tỉnh Bắc Giang đã triển khai phương án điều tiết giao thông như sau:
- Từ TP. Bắc Giang: Xe cá nhân, xe đoàn đỗ tại Quảng trường Lương Văn Nắm (điểm 20).
- Từ thị trấn Nhã Nam: Đỗ tại Trung tâm Văn hóa Thể thao (điểm 15) và Sân vận động (điểm 21).
- Từ Hiệp Hòa, Hà Nội, Thái Nguyên, Việt Yên: Theo tuyến ĐT295 - thôn Nguộn A - ĐT298 - QL17, đỗ xe tại Quảng trường Lương Văn Nắm (điểm 20).
- Từ hướng An Dương: Đỗ xe tại khu vực trường học trước điểm số 7.
Chi tiết sơ đồ phân luồng giao thông phục vụ lễ cung rước, tôn trí và chiêm bái xá lợi Đức Phật chùa Phúc Sơn Bắc Giang như sau:
Sơ đồ phân luồng giao thông phục vụ lễ cung rước, tôn trí và chiêm bái xá lợi Đức Phật chùa Phúc Sơn Bắc Giang
Điều kiện để công nhận tổ chức tôn giáo theo quy định hiện nay là gì?
Căn cứ quy định tại Điều 21 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về điều kiện công nhận tổ chức tôn giáo như sau:
Tổ chức đã được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo được công nhận là tổ chức tôn giáo khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Hoạt động ổn định, liên tục từ đủ 05 năm trở lên kể từ ngày được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo;
- Có hiến chương theo quy định tại Điều 23 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016;
- Người đại diện, người lãnh đạo tổ chức là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; không có án tích hoặc không phải là người đang bị buộc tội theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;
- Có cơ cấu tổ chức theo hiến chương;
- Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
- Nhân danh tổ chức tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 22 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về hồ sơ đề nghị công nhận tổ chức tôn giáo gồm:
- Văn bản đề nghị nêu rõ tên tổ chức đề nghị công nhận, tên giao dịch quốc tế (nếu có); tên tôn giáo; họ và tên người đại diện tổ chức; số lượng tín đồ, địa bàn hoạt động của tổ chức tại thời điểm đề nghị; cơ cấu tổ chức, trụ sở của tổ chức;
- Văn bản tóm tắt quá trình hoạt động của tổ chức từ khi được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo;
- Danh sách, sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp, bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người đại diện và những người dự kiến lãnh đạo tổ chức;
- Bản tóm tắt giáo lý, giáo luật, lễ nghi;
- Hiến chương của tổ chức;
- Bản kê khai tài sản hợp pháp của tổ chức;
- Giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp để đặt trụ sở.