15:24 - 25/09/2024

Ý thức tổ chức kỷ luật để đánh giá cán bộ thuộc Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý theo tiêu chí nào?

Ý thức tổ chức kỷ luật để đánh giá cán bộ thuộc Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý theo tiêu chí nào? Tiêu chí đặc thù theo từng nhóm chức danh cán bộ thuộc Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Ý thức tổ chức kỷ luật để đánh giá cán bộ thuộc Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý theo tiêu chí nào? 

    Tại Mục 1 Phần II Quy định 214/QĐ-TW năm 2020 có quy định như sau: 

    1. Nhóm tiêu chí về chính trị, tư tưởng; đạo đức, lối sống; tác phong, lề lối làm việc; ý thức tổ chức kỷ luật

    1.1. Chính trị, tư tưởng

    - Chấp hành nghiêm túc, có hiệu quả chủ trương, đường lối, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các nguyên tắc tổ chức, kỷ luật của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình.

    - Có quan điểm, tư tưởng chính trị vững vàng; kiên định lập trường; không dao động trước khó khăn, thách thức.

    - Đặt lợi ích của quốc gia - dân tộc, tập thể lên trên lợi ích cá nhân.

    - Tích cực nghiên cứu, tham gia đầy đủ việc học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, các đợt sinh hoạt chính trị và cập nhật kiến thức mới.

    1.2. Đạo đức, lối sống

    - Không tham nhũng, quan liêu, cơ hội, vụ lợi; không có biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá".

    - Có lối sống trung thực, khiêm tốn, chân thành, trong sáng, giản dị.

    - Có tinh thần đoàn kết, xây dựng, gương mẫu, thương yêu đồng chí, đồng nghiệp.

    - Không trục lợi và cũng không để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi.

    1.3. Tác phong, lề lối làm việc

    - Nhiệt tình, tâm huyết, có trách nhiệm, năng động, sáng tạo, quyết liệt, linh hoạt trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

    - Có phương pháp làm việc khoa học, dân chủ, quyết đoán, đúng nguyên tắc.

    - Có tinh thần hợp tác, hướng dẫn, giúp đỡ đồng chí, đồng nghiệp.

    1.4. Ý thức tổ chức kỷ luật

    - Thực hiện nghiêm các quy định, quy chế, nội quy địa phương, cơ quan, đơn vị nơi công tác.

    - Chấp hành sự phân công của tổ chức, yên tâm công tác.

    - Thực hiện việc kê khai và công khai tài sản, thu nhập theo đúng quy định.

    - Báo cáo đầy đủ, trung thực với cấp trên; cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, khách quan.

    Tiêu chí đặc thù theo từng nhóm chức danh cán bộ thuộc Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý được quy định như thế nào? 

    Theo Tiểu mục 2.2 Mục 2 Phần II Quy định 214/QĐ-TW năm 2020 có quy định như sau: 

    2.2. Tiêu chí đặc thù theo từng nhóm chức danh cán bộ

    2.2.1. Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cơ quan tham mưu của Đảng

    - Tổ chức thực hiện kịp thời, có chất lượng các nhiệm vụ nghiên cứu, tham mưu, đề xuất, ban hành, sơ kết, tổng kết các chủ trương, đường lối, chính sách, giải pháp của cấp uỷ về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị và nhiệm vụ chính trị được giao.

    - Hướng dẫn, giám sát, kiểm tra thường xuyên, kịp thời, có hiệu quả theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.

    - Thẩm định, thẩm tra bảo đảm chất lượng các nghị quyết, chính sách, giải pháp của cấp uỷ về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị và các nhiệm vụ chính trị được giao.

    2.2.2. Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cơ quan hành chính nhà nước

    - Thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước; tổ chức và theo dõi việc thi hành, thanh tra, kiểm tra, xử lý theo đúng quy định của pháp luật đối với ngành, lĩnh vực được phân công.

    - Tham mưu, hoạch định, cụ thể hoá kịp thời; chỉ đạo thực hiện, hướng dẫn kiểm tra có hiệu quả các chủ trương, chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại, cải cách hành chính,... theo ngành, lĩnh vực từ Trung ương đến địa phương.

    - Thực hiện có hiệu quả cải cách hành chính, chế độ công chức, công vụ; chỉ đạo, giải quyết kịp thời các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức và công dân thuộc thẩm quyền.

    2.2.3. Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan dân cử

    - Chủ động, tích cực xây dựng, thẩm định, thẩm tra, cụ thể hoá có chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền.

    - Tham mưu kịp thời, có chất lượng để cơ quan có thẩm quyền quyết định những vấn đề quan trọng.

    - Thực hiện có hiệu quả chức năng giám sát hoặc chức năng khác được giao theo luật định.

    - Phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả việc tổ chức tiếp xúc, giải quyết kịp thời các kiến nghị chính đáng của cử tri.

    2.2.4. Đối với cán bộ lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội

    - Nắm chắc tình hình nhân dân và của tổ chức trong hệ thống; chủ động tổ chức nghiên cứu, đề xuất các chủ trương, giải pháp với cấp uỷ, chính quyền cùng cấp về thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và các nhiệm vụ khác.

    - Tổ chức thực hiện có hiệu quả hoạt động giám sát và phản biện xã hội; thường xuyên giữ mối liên hệ và gắn bó mật thiết với nhân dân; tích cực tham gia xây dựng Đảng và chính quyền.

    - Tổ chức thực hiện có hiệu quả việc hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các nghị quyết, chương trình, kế hoạch bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân.

    2.2.5. Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý lực lượng vũ trang

    - Tham mưu, trực tiếp hoặc phục vụ tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương, nghị quyết của Đảng, quy định của Nhà nước về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

    - Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao, tích cực, chủ động góp phần xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, vững mạnh về chính trị, sẵn sàng chiến đấu và phục vụ chiến đấu trong mọi tình huống.

    - Tích cực, chủ động đấu tranh có hiệu quả làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; đẩy lùi các loại tội phạm và tệ nạn xã hội.

    - Thực hiện có hiệu quả chức năng quản lý nhà nước về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong phạm vi, chức trách, nhiệm vụ được giao.

    2.2.6. Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý toà án nhân dân

    - Tổ chức các hoạt động xét xử, thi hành án theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm chất lượng, tiến độ; không để xảy ra án oan, sai, bị huỷ trong hoạt động xét xử.

    - Kịp thời tổng kết có chất lượng công tác xét xử; chủ động tham mưu xây dựng các văn bản luật, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền; hướng dẫn, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.

    - Tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác cải cách tư pháp; quản lý, xây dựng ngành; tuyên truyền, giáo dục pháp luật.

    - Lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết kịp thời, dứt điểm các khiếu nại, tố cáo của tổ chức và công dân theo thẩm quyền.

    2.2.7. Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý viện kiểm sát nhân dân

    - Tổ chức thực hiện có hiệu quả quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp theo đúng quy định của pháp luật; bảo đảm chất lượng hoạt động công tố, truy tố đúng người, đúng tội, không để xảy ra oan, sai.

    - Tổ chức thực hiện kịp thời, có hiệu quả công tác điều tra; tham mưu xây dựng pháp luật; ban hành các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền.

    - Tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác cải cách tư pháp; quản lý xây dựng ngành; tuyên truyền, giáo dục pháp luật.

    - Lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết kịp thời, dứt điểm các khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền.

    Trân trọng!

    1