Xem Sóng 25 ở đâu và được thưởng thức những tiết mục nào?
Nội dung chính
Xem Sóng 25 ở đâu?
Chương trình Sóng 25 bước sang năm thứ 8 và lần đầu tiên được tổ chức dưới định dạng live concert, vì thế hứa hẹn mang đến nhiều điểm mới mẻ so với 7 năm trước đó. Chương trình hội ngộ các nghệ sĩ tham gia Anh trai say hi, Our song Vietnam và Rap Việt 2024.
Sóng 25 - Live Concert đã được ghi hình ngày 08/01 và sẽ phát sóng vào đêm giao thừa Tết Ất Tỵ. Khán giả có thể xem Sóng 25 trên kênh HTV2-Vie Channel, Vie Giải Trí, ứng dụng VieON,…
Xem Sóng 25 ở đâu và được thưởng thức những tiết mục nào? (Hình từ Internet)
Xem Sóng 25 được thưởng thức những tiết mục nào?
Chương trình Sóng 25 - Live Concert với chủ đề “Đỉnh Sóng Dẫn Đầu” không chỉ có sự góp mặt của MC quen thuộc Trấn Thành mà còn được dẫn dắt bởi bốn gương mặt nam ấn tượng: Anh Tú Atus, Dương Domic, HURRYKNG và WEAN.
Chương trình Sóng 25 mang đến loạt tiết mục đặc sắc, bao gồm:
- Hào Quang với sự trình diễn của RHYDER, Dương Domic và Pháp Kiều;
- Catch Me If You Can, quy tụ Quang Hùng MasterD, Nicky, Công Dương, NEGAV, Dương Domic, RHYDER và Pháp Kiều;
- Kim Phút Kim Giờ, màn biểu diễn đầy sáng tạo từ Isaac, HURRYKNG, HIEUTHUHAI, Pháp Kiều, Negav, Hoàng Hải và Mai Tiến Dũng;
- Tình Đầu Quá Chén, một tiết mục độc đáo được biến tấu qua các phong cách bolero, cha cha cha và phiên bản hùng hồn bởi NEGAV, Pháp Kiều, Hoàng Hải và Mai Tiến Dũng.
Điểm nhấn của Sóng 25 là màn trình diễn ý nghĩa mang tên Khát Vọng Là Người Việt với sự thể hiện của nghệ sĩ Tùng Dương cùng các anh trai tài năng. Và nhiều màn trình diễn hấp dẫn khác.
Quy tắc ứng xử của nghệ sĩ với đồng nghiệp, với công chúng, khán giả và ứng xử trên báo chí, truyền thông và không gian mạng ra sao?
Ngày 13/12/2021, Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch ban hành Quyết định 3196/QĐ-BVHTTDL năm 2021 về Quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật.
Quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật được ban hành nhằm mục đích:
- Xác định các chuẩn mực trong hành vi ứng xử, nhằm thống nhất nhận thức, hành động của người hoạt động nghệ thuật, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến lĩnh vực nghệ thuật và toàn xã hội.
- Khuyến khích, phát huy, lan tỏa các giá trị văn hóa tốt đẹp theo tinh thần “nhân cái đẹp, dẹp cái xấu”, lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực.
- Góp phần khẳng định vai trò, trách nhiệm của người hoạt động nghệ thuật trong xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
Quy tắc này áp dụng cho hành vi ứng xử của người hoạt động nghệ thuật trong hoạt động nghề nghiệp, đối với đồng nghiệp, công chúng, khán giả, khi tham gia các hoạt động xã hội, báo chí, truyền thông và không gian mạng.
Căn cứ Điều 6, 7, 8 Quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật ban hành kèm theo Quyết định 3196/QĐ-BVHTTDL năm 2021 quy định các quy tắc ứng xử như sau:
(1) Quy tắc ứng xử đối với đồng nghiệp
- Trân trọng các thế hệ nghệ sĩ đi trước trong việc trao truyền những giá trị văn hóa, tinh hoa nghề nghiệp cho các thế hệ người hoạt động nghệ thuật; tôn trọng, bảo vệ uy tín của đồng nghiệp trước công chúng, khán giả và xã hội.
- Chân thành hợp tác, đoàn kết, giúp đỡ cùng nhau phát huy tài năng, nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp; chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm đối với người mới tham gia hoạt động nghệ thuật.
- Trung thực, có trách nhiệm trong phát ngôn, bày tỏ, chia sẻ quan điểm, không gây mâu thuẫn, tổn hại đến uy tín, quyền lợi hợp pháp của đồng nghiệp.
(2) Quy tắc ứng xử đối với công chúng, khán giả
- Tôn trọng, lắng nghe, tiếp thu ý kiến đóng góp xác đáng của công chúng, khán giả để hoàn thiện bản thân và nâng cao chất lượng hoạt động nghệ thuật.
- Ứng xử chân thành, đúng mực, thân thiện và xây dựng hình ảnh đẹp của người hoạt động nghệ thuật với công chúng, khán giả.
- Không lợi dụng niềm tin, tình cảm của công chúng, khán giả để trục lợi cá nhân dưới mọi hình thức.
(3) Quy tắc ứng xử trên báo chí, truyền thông và không gian mạng
- Cá nhân sử dụng tài khoản mạng xã hội để tương tác, chia sẻ, đăng tải, cung cấp thông tin chính xác, tin cậy, có lợi ích cho xã hội và đất nước; bình luận, nhận xét đúng mực, có văn hóa, có trách nhiệm về những vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm; trung thực trong phát ngôn, bày tỏ và chia sẻ quan điểm đúng đắn, khách quan.
- Không sử dụng từ ngữ gây mâu thuẫn, xung đột, phân biệt vùng, miền, giới tính, tính ngưỡng, tôn giáo; không sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh phản cảm, trái thuần phong mỹ tục.
- Không lôi kéo, xúi giục, kích động, tạo phe nhóm gây chia rẽ, mất đoàn kết, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; gây phương hại đến an ninh, trật tự, lợi ích quốc gia, dân tộc.
- Không đăng tải, chia sẻ và lan truyền các nội dung vi phạm pháp luật, thông tin sai sự thật, vi phạm bản quyền, thông tin chưa được kiểm chứng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm cá nhân và ảnh hưởng tiêu cực, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.
>>>Xem chi tiết: Quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật