14:47 - 02/10/2024

Xây dựng dự thảo kết luận thanh tra về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức như thế nào?

Hoạt động xây dựng dự thảo kết luận thanh tra về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức được thực hiện như thế nào, và vai trò của các thành viên Đoàn thanh tra trong quá trình này là gì?

Nội dung chính

    Xây dựng dự thảo kết luận thanh tra về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức như thế nào?

    Ngày 10/12/2012, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Thông tư 09/2012/TT-BNV quy định quy trình, nội dung thanh tra về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công, viên chức. Thông tư này quy định quy trình tiến hành một cuộc thanh tra (bao gồm: chuẩn bị thanh tra, tiến hành thanh tra, kết thúc thanh tra) và nội dung thanh tra về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức.

    Theo đó, hoạt động xây dựng dự thảo kết luận thanh tra về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 15 Thông tư 09/2012/TT-BNV Cụ thể như sau:

    1. Người ra quyết định thanh tra chỉ đạo Trưởng đoàn thanh tra chủ trì xây dựng dự thảo kết luận thanh tra.
    2. Dự thảo kết luận thanh tra được gửi lấy ý kiến các thành viên Đoàn thanh trước khi gửi đối tượng thanh tra để tham gia ý kiến. Nếu các thành viên Đoàn thanh tra có ý kiến khác nhau về các nội dung trong dự thảo kết luận thanh tra thì Trưởng đoàn thanh tra xem xét, quyết định.
    3. Trong trường hợp cần thiết, người ra quyết định thanh tra lấy ý kiến của cơ quan chuyên môn hoặc gửi dự thảo kết luận thanh tra cho đối tượng thanh tra. Ý kiến tham gia của cơ quan chuyên môn và của đối tượng thanh tra đối với dự thảo kết luận thanh tra phải bằng văn bản và có tài liệu chứng minh kèm theo.
    Người ra quyết định thanh tra chỉ đạo Trường đoàn thanh tra nghiên cứu và đề xuất hướng xử lý nội dung giải trình của đối tượng thanh tra và ý kiến của cơ quan chuyên môn.
    4. Nội dung của kết luận thanh tra
    a) Kết quả kiểm tra, xác minh từng nội dung thanh tra;
    b) Kết luận về việc chấp hành các quy định của pháp luật của đối tượng thanh tra liên quan đến nội dung thanh tra; xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm (nếu có);
    c) Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức cho phù hợp với yêu cầu quản lý hoặc hủy bỏ quy định trái pháp luật phát hiện qua thanh tra (nếu có).

    Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về hoạt động xây dựng dự thảo kết luận thanh tra về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức.

    3