Viết hướng dẫn các bước làm một đồ chơi em yêu thích lớp 4? Yêu cầu cần đạt về năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh lớp 4?
Nội dung chính
Viết hướng dẫn các bước làm một đồ chơi em yêu thích lớp 4?
Tự tay làm một món đồ chơi yêu thích không chỉ mang lại niềm vui mà còn giúp rèn luyện sự khéo léo, sáng tạo và kiên nhẫn. Đây là một hoạt động thú vị dành cho các bạn học sinh lớp 4, giúp các em vừa học vừa chơi, đồng thời tận dụng những nguyên liệu đơn giản trong cuộc sống. Để làm một món đồ chơi, các em cần làm theo một số bước cụ thể, từ chuẩn bị dụng cụ, nguyên liệu đến cách thực hiện và hoàn thiện sản phẩm.
Dưới đây là hướng dẫn các bước làm một đồ chơi em yêu thích mà các em có thể tham khảo.
Mẫu 1: Hướng dẫn các bước làm một đồ chơi em yêu thích - Chuông gió:
- Chuẩn bị:
+ Dụng cụ: kéo, kìm, dây thừng cỡ nhỏ (dây dù), dùi đục
+ Vật liệu: thanh gỗ nhỏ, vỏ sò, màu nước, cọ tô màu
- Cách làm đồ chơi bằng vỏ sò hình chuông gió:
+ Bước 1: Dùng dùi đục để đục một lỗ nhỏ (đủ để luồn sợi dây đi qua) ở đầu của mỗi mảnh vỏ sò
+ Bước 2: Cắt sợi dây thừng thành từng đoạn với hai kích cỡ khác nhau (một loại dài 20cm, một loại dài 30cm)
+ Bước 3: Dùng các đoạn dây để xâu qua các mảnh vỏ sò đã được đục lỗ, sợi dây dài 20cm xâu 4 mảnh vỏ sò, sợi dây dài 30cm thì xâu 6 mảnh vỏ sò (để lại một đoạn dây ở đầu để sử dụng)
+ Bước 4: Thắt nút ở các đoạn dây sát mảnh vò sò, để các mảnh sò đúng yên trên sợi dây mà không bị dồn về một phía
+ Bước 5: Buộc các sợi dây có mảnh sò lên thanh gỗ đã chuẩn bị từ trước (buộc xen kẽ các sợi ngắn và dài). Không buộc cách xa nhau quá, để các mảnh sò có thể va vào nhau để tạo ra âm thanh
+ Bước 6: Dùng màu nước để trang trí cho thanh gỗ và các mảnh vỏ sò
+ Bước 7: Buộc hai đầu của một sợi dây dài vào hài đầu thanh gỗ để treo nó lên cao. Nên treo ở vị trí rộng rãi và có gió để có thể thương xuyên tạo ra các âm thanh vui tai.
Mẫu 2: Hướng dẫn các bước làm một đồ chơi em yêu thích - Gà bằng giấy:
- Chuẩn bị:
+ Giấy màu, giấy trắng
+ Kéo và bút
- Cách làm đồ chơi bằng giấy hình con gà:
+ Bước 1: Vẽ lên giấy màu trắng các hình như phần hình 1 bên dưới. Sau đó, áp giấy màu vàng lên giấy trắng và cắt theo những hình đấy. Phần mỏ gà và phần đế dùng giấy màu cam cho đẹp hơn. Những chỗ vẽ nét đứt là hướng dẫn gấp giấy ngay tại đó.
+ Bước 2: Dán thành từng vòng tròn rồi dán nối với nhau
+ Bước 3: Dán mỏ, dán cánh như hình 2 bên dưới
+ Bước 4: Vẽ mắt hoặc dùng mắt thú bông dán lên là đã hoàn thành con gà
Mẫu 3: Hướng dẫn các bước làm một đồ chơi em yêu thích - Thỏ bằng giấy:
- Chuẩn bị:
+ Giấy màu, giấy trắng
+ Bút, kéo và keo dán
- Cách làm đồ chơi bằng giấy hình con thỏ:
+ Bước 1: Vẽ 4 hình như hình 1, những đường nét đứt là nếp gấp
+ Bước 2: Dùng kéo cắt giấy theo hình vừa vẽ, đối với phần đế dùng giấy màu hồng áp lên giấy trắng và cắt theo hình.
+ Bước 3: Dán hai mảnh giấy hình chữ nhật thành thân và đầu thỏ rồi dán chúng với nhau
+ Bước 4: Phần tai thỏ thì gấp theo đường nét đứt và dán vào phần đầu
+ Bước 5: Dán thỏ vào đế màu hồng, vẽ thêm mắt, mũi, miệng là mẹ đã có chú thỏ đáng yêu cho bé chơi.
Mẫu 5: Hướng dẫn các bước làm một đồ chơi em yêu thích - Trâu bằng giấy:
- Chuẩn bị:
+ Giấy thủ công màu bất kỳ hình vuông
- Cách làm đồ chơi bằng giấy hình con trâu:
+ Bước 1: Gập chéo và gập đôi tờ giấy theo cả 2 chiều. Lật 2 mép ra sau để tạo 4 nếp song song cách đều. Tiếp tục gập 2 mép theo chiều còn lại ta có tờ giấy với các hình vuông nhỏ bằng nhau.
+ Bước 2: Gập tờ giấy theo các nếp tự nhiên, ta được mô hình gần giống mũi tên. Gập đôi theo chiều dọc, bẻ 2 đỉnh bên theo cạnh trên. Gập đôi đỉnh phía trong và bẻ dựng lên và hướng ra ngoài.
+ Bước 3: Gập phần đỉnh phía trước xuống và gập đôi hình lại. Chỉnh phần 2 tai cho mềm và cong về phía sau.
+ Bước 4: Mở phần thân gập lên và gập xuống. Gấp đẩy phần 2 vai vào trong.
+ Bước 5: Uốn cong 2 cạnh dưới vào trong. Bẻ cong 2 cạnh sau vào trong tạo 2 chân.
+ Bước 6: Chỉnh lại 1 chút phần đầu, ta có chú trâu giấy hoàn chỉnh.
Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo.
Viết hướng dẫn các bước làm một đồ chơi em yêu thích lớp 4? Yêu cầu cần đạt về năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh lớp 4? (Hình từ Internet)
Yêu cầu cần đạt về năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh lớp 4?
Căn cứ Mục 9 Chương trình giáo dục phổ thông Tổng thể ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định yêu cầu cần đạt về năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh lớp 4 như sau:
- Biết xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới đối với bản thân từ các nguồn tài liệu cho sẵn theo hướng dẫn.
- Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt được câu hỏi.
- Dựa trên hiểu biết đã có, biết hình thành ý tưởng mới đối với bản thân và dự đoán được kết quả khi thực hiện.
- Nêu được cách thức giải quyết vấn đề đơn giản theo hướng dẫn.
- Xác định được nội dung chính và cách thức hoạt động để đạt mục tiêu đặt ra theo hướng dẫn.
- Nhận xét được ý nghĩa của các hoạt động.
- Nêu được thắc mắc về sự vật, hiện tượng xung quanh; không e ngại nêu ý kiến cá nhân trước các thông tin khác nhau về sự vật, hiện tượng; sẵn sàng thay đổi khi nhận ra sai sót.
Học sinh lớp 4 được học các kiểu văn bản nào?
Căn cứ Mục 5 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định các kiểu văn bản mà học sinh lớp 4 được học như sau:
- Bài văn kể lại một sự việc bản thân đã chứng kiến; bài văn kể lại câu chuyện, có kèm tranh minh hoạ
- Bài văn miêu tả: bài văn miêu tả con vật, cây cối
- Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một nhân vật
- Đoạn văn nêu ý kiến về một câu chuyện, nhân vật hay một sự việc, nêu lí do vì sao có ý kiến như vậy
- Văn bản hướng dẫn các bước thực hiện một công việc; giấy mời, đơn, thư, báo cáo công việc