13:50 - 14/11/2024

Viên chức có thể bị tạm đình chí trong bao lâu? Tạm đình chỉ công việc được tính vào thời gian hưởng phụ cấp thâm niên không?

Viên chức có thể bị tạm đình chí trong bao nhiêu lâu? Thời gian tạm đình chỉ công việc có được tính trong thời gian hưởng phụ cấp thâm niên không? Tôi là viên chức vừa bị thông báo tạm đình chỉ công tác do sai phạm, xin hỏi là việc tạm đình chỉ tối đa là bao nhiêu lâu và thời gian này tôi có được tính vào thời gian hưởng phụ cấp thâm niên không?

Nội dung chính

    Viên chức có thể bị tạm đình chỉ trong bao nhiêu lâu?

    Căn cứ theo Điều 54 Luật Viên chức 2010 quy định về việc tạm đình chỉ công tác như sau:

    1. Trong thời hạn xử lý kỷ luật, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định tạm đình chỉ công tác của viên chức nếu thấy viên chức tiếp tục làm việc có thể gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý kỷ luật. Thời gian tạm đình chỉ công tác không quá 15 ngày, trường hợp cần thiết có thể kéo dài thêm nhưng không quá 30 ngày. Hết thời gian tạm đình chỉ công tác, nếu viên chức không bị xử lý kỷ luật thì được bố trí vào vị trí việc làm cũ.

    2. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công tác, viên chức được hưởng lương theo quy định của Chính phủ.

    Theo đó, khi bạn bị tạm định chỉ công tác thì sẽ bị tạm đình chỉ trong 15 trong trường hợp đặc biệt thời gian tạm đình chỉ có thể lên 30 ngày

    Thời gian tạm đình chỉ công việc có được tính trong thời gian hưởng phụ cấp thâm niên không?

    Bên cạnh đó, tại Điều 3 Nghị định 77/2021/NĐ-CP quy định về thời gian tính hưởng và thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên như sau:

    1. Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên

    Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên được xác định bằng tổng các thời gian sau:

    a) Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục công lập.

    b) Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập (đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập mà trước đây đã giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục ngoài công lập).

    c) Thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên, gồm: thời gian làm việc được xếp lương theo một trong các ngạch hoặc chức danh của các chuyên ngành hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm, dự trữ quốc gia, kiểm tra đảng; thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên trong quân đội, công an, cơ yếu và thời gian làm việc được tính hưởng thâm niên ở ngành, nghề khác (nếu có).

    d) Thời gian đi nghĩa vụ quân sự theo luật định mà trước khi đi nghĩa vụ quân sự đang được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề.

    2. Thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên

    a) Thời gian tập sự.

    b) Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên.

    c) Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

    d) Thời gian đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước và ở nước ngoài vượt quá thời hạn do cơ quan có thẩm quyền quyết định.

    đ) Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử.

    e) Thời gian không làm việc khác ngoài quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 2 Điều này.

    Như vậy, theo quy định hiện hành trong trường hợp bạn bị tạm đình công tác thì thời gian này sẽ không được tính vào thời gian hưởng phụ cấp thâm niêm của bạn mà bạn chỉ được hưởng lương theo Khoản 2 Điều 54 Luật Viên chức 2010.

    Trân trọng!

    259
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ