10:13 - 18/12/2024

Người lao động được tạm ứng tiền lương tối đa bao nhiêu trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc?

Người lao động được tạm ứng tiền lương tối đa bao nhiêu trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc?

Nội dung chính

    Người lao động được tạm ứng tiền lương tối đa bao nhiêu trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 128 Bộ luật Lao động 2019, quy định như sau:

    Tạm đình chỉ công việc
    1. Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh. Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xem xét tạm đình chỉ công việc là thành viên.
    2. Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.
    Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.
    3. Trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật lao động, người lao động cũng không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng.
    4. Trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động thì được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc.

    Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng tiền lương tối đa là 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.

    Người lao động được tạm ứng tiền lương tối đa bao nhiêu trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc?

    Người lao động được tạm ứng tiền lương tối đa bao nhiêu trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc?

    Người bị tạm đình chỉ công việc có được hưởng nguyên lương không?

    Căn cứ tại khoản 4 Điều 128 Bộ luật lao động 2019 quy định như sau:

    Tạm đình chỉ công việc
    ...
    4. Trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động thì được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc.

    Ngoài ra tại Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:

    Thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động
    1. Thời gian học nghề, tập nghề theo quy định tại Điều 61 của Bộ luật Lao động nếu sau khi hết thời gian học nghề, tập nghề mà người lao động làm việc cho người sử dụng lao động.
    2. Thời gian thử việc nếu người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi hết thời gian thử việc.
    3. Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương theo khoản 1 Điều 115 của Bộ luật Lao động.
    4. Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng trong một năm.
    5. Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng.
    6. Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng trong một năm.
    7. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
    8. Thời gian thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà được tính là thời gian làm việc theo quy định của pháp luật.
    9. Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động.
    10. Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc nhưng sau đó được kết luận là không vi phạm hoặc không bị xử lý kỷ luật lao động.

    Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì trường hợp người lao động bị tạm đình chỉ công việc để điều tra, xác minh lỗi vi phạm và xác định được không phải lỗi của người lao động thì người lao động vẫn được hưởng nguyên lương đối với những ngày bị đình chỉ lao động.

    Ngoài ra số ngày nghỉ này cũng sẽ được coi là thời gian làm việc để tính ngày nghỉ hằng năm của người lao động.

    Khi bị tạm đình chỉ công việc, người lao động có được quyền khiếu nại hay không?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 73 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:

    Khiếu nại về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất
    Người bị xử lý kỷ luật lao động, bị tạm đình chỉ công việc hoặc phải bồi thường theo chế độ trách nhiệm vật chất nếu thấy không thỏa đáng thì có quyền khiếu nại với người sử dụng lao động, với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Chính phủ về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực lao động hoặc yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo trình tự quy định tại Mục 2 Chương XIV của Bộ luật Lao động.
    Trường hợp người sử dụng lao động quyết định xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải trái quy định của pháp luật thì ngoài nghĩa vụ, trách nhiệm theo quy định của Chính phủ về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực lao động hoặc giải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo trình tự quy định tại Mục 2 Chương XIV của Bộ luật Lao động thì người sử dụng lao động có nghĩa vụ thực hiện quy định tại Điều 41 của Bộ luật Lao động.

    Như vậy, người lao động bị tạm chỉ công việc nếu thấy không thỏa đáng thì có quyền khiếu nại với người sử dụng lao động, với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Chính phủ về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực lao động hoặc yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo trình tự quy định tại Mục 2 Chương XIV của Bộ luật Lao động 2019.

    123
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ