08:18 - 25/10/2024

Việc thành lập hội đồng giám định tư pháp trong lĩnh vực thông tin và truyền thông cần đáp ứng điều kiện gì?

Việc thành lập hội đồng giám định tư pháp trong lĩnh vực thông tin và truyền thông cần đáp ứng điều kiện gì? Trong trường hợp có sự khác nhau giữa kết luận giám định lần đầu và kết luận giám định lại về cùng một nội dung giám định thì sao?

Nội dung chính

    Việc thành lập hội đồng giám định tư pháp trong lĩnh vực thông tin và truyền thông cần đáp ứng điều kiện gì?

    Điều kiện thành lập hội đồng giám định tư pháp trong lĩnh vực thông tin và truyền thông được quy định tại Khoản 1 Điều 9 Thông tư 24/2013/TT-BTTTT Quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực thông tin và truyền thông do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành với nội dung như sau:

    - Hội đồng giám định trong lĩnh vực thông tin và truyền thông được thành lập trong trường hợp quy định tại Điều 30 Luật Giám định tư pháp;

    - Hội đồng giám định trong lĩnh vực thông tin và truyền thông do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định thành lập.

    Theo đó, Điều 30 Luật giám định tư pháp 2012 quy định về Hội đồng giám định như sau:

    - Trong trường hợp có sự khác nhau giữa kết luận giám định lần đầu và kết luận giám định lại về cùng một nội dung giám định thì việc giám định lại lần thứ hai do người trưng cầu giám định quyết định. Việc giám định lại lần thứ hai phải do Hội đồng giám định thực hiện. 

    Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quản lý về lĩnh vực cần giám định quyết định thành lập Hội đồng để thực hiện giám định lại lần thứ hai. Hội đồng giám định gồm có ít nhất 03 thành viên là những người có chuyên môn cao và có uy tín trong lĩnh vực cần giám định. Hội đồng giám định hoạt động theo cơ chế giám định tập thể quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này. 

    - Trong trường hợp đặc biệt, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định việc giám định lại sau khi đã có kết luận của Hội đồng giám định.

    3