Việc giám sát thi hành pháp luật ở địa phương của Đại biểu Quốc hội hiện nay được quy định như thế nào?
Nội dung chính
Việc giám sát thi hành pháp luật ở địa phương của Đại biểu Quốc hội hiện nay được quy định như thế nào?
Việc giám sát thi hành pháp luật ở địa phương của Đại biểu Quốc hội được quy định tại Khoản 2 Điều 53 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015, theo đó, khi tiến hành giám sát, đại biểu Quốc hội có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Thực hiện đúng nội dung, kế hoạch giám sát;
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát báo cáo bằng văn bản, cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung giám sát; giải trình vấn đề mà đại biểu Quốc hội quan tâm; xem xét, giải quyết vấn đề có liên quan đến việc thi hành chính sách, pháp luật hoặc liên quan đến đời sống kinh tế - xã hội của Nhân dân địa phương;
- Xem xét, xác minh, mời chuyên gia tư vấn về vấn đề mà đại biểu Quốc hội xét thấy cần thiết;
- Kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan áp dụng các biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật và khôi phục lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân bị vi phạm; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý, xem xét trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.