11:58 - 21/10/2024

Việc đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý dựa trên các tiêu chí nào theo pháp luật hiện hành?

Việc đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý được dựa trên các tiêu chí nào? Cơ cấu điểm ra sao?

Nội dung chính

    Việc đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý dựa trên các tiêu chí nào theo pháp luật hiện hành?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Thông tư 12/2018/TT-BTP hướng dẫn hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý và quản lý chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành, có hiệu lực từ 12/10/2018,Việc đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý được dựa trên các tiêu chí và cơ cấu như sau:

    Tiêu chí về trách nhiệm nghề nghiệp của người thực hiện trợ giúp pháp lý (30 điểm)

    + Tuân thủ pháp luật, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan (10 điểm);

    Giải thích, hướng dẫn, cung cấp thông tin kịp thời về vụ việc cho người được trợ giúp pháp lý (10 điểm);

    Bảo đảm thời gian, tiến độ thực hiện vụ việc (10 điểm).

    Tiêu chí về thực hiện trợ giúp pháp lý (60 điểm)

    Thực hiện trợ giúp pháp lý phù hợp với yêu cầu trợ giúp pháp lý và phạm vi được phân công (05 điểm);

    Thu thập các thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ việc (10 điểm);

    Nghiên cứu và áp dụng đầy đủ các quy định pháp luật có liên quan để bảo đảm nội dung trợ giúp pháp lý đúng và phù hợp với pháp luật (20 điểm);

    Tham gia các hoạt động tố tụng hoặc tham gia các hoạt động đại diện ngoài tố tụng để kịp thời có giải pháp bảo vệ bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý (20 điểm);

    Quá trình thực hiện trợ giúp pháp lý được thể hiện đầy đủ trong hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý (05 điểm).

    - Tiêu chí về sự hài lòng của người được trợ giúp pháp lý trên cơ sở ý kiến phản hồi của người được trợ giúp pháp lý hoặc người thân thích (10 điểm).

    4