08:48 - 01/10/2024

Vị trí và vai trò của Hội đồng quản lý trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành tư pháp được pháp luật quy định ra sao?

Vị trí và vai trò của Hội đồng quản lý trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành tư pháp được pháp luật quy định ra sao, và các thành viên trong Hội đồng có trách nhiệm gì?

Nội dung chính

    Vị trí của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành tư pháp được quy định như thế nào? 

    Căn cứ Điều 8 Thông tư 04/2022/TT-BTP (có hiệu lực từ 05/08/2022) về vị trí của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành tư pháp:

    Hội đồng quản lý là đại diện của Bộ Tư pháp (đối với đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của Bộ), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp) tại đơn vị sự nghiệp công lập.

    Vị trí và vai trò của Hội đồng quản lý trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành tư pháp được pháp luật quy định ra sao?

    Vị trí và vai trò của Hội đồng quản lý trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành tư pháp được pháp luật quy định ra sao? (Hình từ internet)

    Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành tư pháp quy định như thế nào? 

    Tại Điều 9 Thông tư 04/2022/TT-BTP (có hiệu lực từ 05/08/2022) về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành tư pháp, cụ thể như sau:

    Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP.

    Số lượng, cơ cấu thành viên của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành tư pháp gồm bao nhiêu?

    Theo Điều 10 Thông tư 04/2022/TT-BTP (có hiệu lực từ 05/08/2022) quy định số lượng, cơ cấu thành viên của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành tư pháp, theo đó:

    1. Hội đồng quản lý có từ 05 đến 11 thành viên tùy thuộc vào đặc thù của từng đơn vị, trong đó có Chủ tịch, Thư ký và các thành viên khác. Tùy theo yêu cầu nhiệm vụ, Hội đồng quản lý có thể có Phó Chủ tịch Hội đồng. Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản lý do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Đề án tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập bổ nhiệm. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản lý không quá 05 năm.
    2. Thành phần Hội đồng quản lý
    a) Chủ tịch Hội đồng là đại diện lãnh đạo của đơn vị sự nghiệp công lập hoặc đại diện cơ quan quản lý cấp trên của đơn vị sự nghiệp công lập gồm đại diện của Bộ (đối với đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ), đại diện lãnh đạo Sở Tư pháp (đối với đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Tư pháp) hoặc đại diện của cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (nếu có) do người có thẩm quyền xem xét, quyết định;
    b) Đại diện cơ quan quản lý cấp trên và cấp trên trực tiếp của đơn vị sự nghiệp công lập (trong trường hợp Chủ tịch Hội đồng là đại diện lãnh đạo của đơn vị sự nghiệp công lập) hoặc đại diện lãnh đạo đơn vị sự nghiệp công lập (trong trường hợp Chủ tịch Hội đồng là đại diện cơ quan quản lý cấp trên, cấp trên trực tiếp);
    c) Thư ký Hội đồng;
    d) Đại diện cấp ủy đảng, chủ tịch công đoàn, bí thư đoàn thanh niên, lãnh đạo các phòng, ban trực thuộc (nếu có). Trường hợp không có tổ chức trực thuộc thi cử đại diện viên chức của đơn vị sự nghiệp tham gia Hội đồng quản lý;
    đ) Đại diện của các tổ chức có lợi ích liên quan (nếu có).
    3. Số lượng, cơ cấu, thành phần cụ thể của thành viên Hội đồng quản lý do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Đề án tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập quyết định và số lượng thành viên theo quy định tại khoản 1 Điều này.

    Trên đây là tư vấn về số lượng, cơ cấu thành viên của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành tư pháp

    2