15:05 - 14/11/2024

Từ ngày 21/10/2024, kế toán viên phải có tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng thế nào?

Từ ngày 21/10/2024, kế toán viên phải có tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng thế nào? Chứng chỉ kế toán viên được cấp cho đối tượng nào?

Nội dung chính

    Từ ngày 21/10/2024, kế toán viên phải có tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng thế nào?

    Căn cứ Điều 5 Thông tư 66/2024/TT-BTC quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp kế toán viên (hạng III):

    Điều 5. Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp kế toán viên (hạng III)
    [...]
    2. Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp
    Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật.
    3. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
    a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành kế toán, kiểm toán, tài chính;
    b) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp kế toán hoặc có chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định của Luật kiểm toán độc lập hoặc chứng chỉ kế toán viên theo quy định của Luật kế toán hoặc chứng chỉ chuyên gia kế toán hoặc chứng chỉ kế toán do tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức nghề nghiệp nước ngoài được Bộ Tài chính Việt Nam thừa nhận.
    [...]

    Như vậy, kế toán viên phải có tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng như sau:

    - Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành kế toán, kiểm toán, tài chính

    - Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp kế toán hoặc có chứng chỉ kiểm toán viên hoặc chứng chỉ kế toán viên hoặc chứng chỉ chuyên gia kế toán hoặc chứng chỉ kế toán do tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức nghề nghiệp nước ngoài được Bộ Tài chính Việt Nam thừa nhận.

    Từ ngày 21/10/2024, kế toán viên phải có tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng thế nào?

    Từ ngày 21/10/2024, kế toán viên phải có tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng thế nào? (Hình từ Internet)

    Chứng chỉ kế toán viên được cấp khi đáp ứng những tiêu chuẩn nào?

    Căn cứ Điều 57 Luật Kế toán 2015 quy định chứng chỉ kế toán viên:

    Điều 57. Chứng chỉ kế toán viên
    1. Người được cấp chứng chỉ kế toán viên phải có các tiêu chuẩn sau đây:
    a) Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;
    b) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán hoặc chuyên ngành khác theo quy định của Bộ Tài chính;
    c) Đạt kết quả kỳ thi lấy chứng chỉ kế toán viên.
    2. Người có chứng chỉ chuyên gia kế toán hoặc chứng chỉ kế toán do tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế về kế toán cấp được Bộ Tài chính Việt Nam công nhận, đạt kỳ thi sát hạch về pháp luật kinh tế, tài chính, kế toán Việt Nam và có tiêu chuẩn quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thì được cấp chứng chỉ kế toán viên.
    3. Bộ Tài chính quy định điều kiện thi lấy chứng chỉ kế toán viên, thủ tục cấp và thu hồi chứng chỉ kế toán viên.

    Như vậy, người được cấp chứng chỉ kế toán viên phải có các tiêu chuẩn sau đây:

    - Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật

    - Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán hoặc chuyên ngành khác theo quy định của Bộ Tài chính

    - Đạt kết quả kỳ thi lấy chứng chỉ kế toán viên

    Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán phải được thành lập theo loại hình nào?

    Căn cứ Điều 59 Luật Kế toán 2015 quy định doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán:

    Điều 59. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán
    1. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán được thành lập theo các loại hình sau đây:
    a) Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
    b) Công ty hợp danh;
    c) Doanh nghiệp tư nhân.
    2. Doanh nghiệp chỉ được kinh doanh dịch vụ kế toán khi bảo đảm các điều kiện kinh doanh theo quy định của Luật này và được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán.
    3. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán không được góp vốn để thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán khác, trừ trường hợp góp vốn với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài để thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán tại Việt Nam.
    4. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài thực hiện kinh doanh dịch vụ kế toán tại Việt Nam dưới các hình thức sau đây:
    a) Góp vốn với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán đã được thành lập và hoạt động tại Việt Nam để thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán;
    b) Thành lập chi nhánh doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài;
    c) Cung cấp dịch vụ qua biên giới theo quy định của Chính phủ.

    Như vậy, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán phải được thành lập theo loại hình sau:

    - Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

    - Công ty hợp danh

    - Doanh nghiệp tư nhân

    247
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ