17:06 - 13/11/2024

Sinh trắc học là gì? 03 trường hợp thông tin sinh trắc học về ADN và giọng nói được thu thập?

Sinh trắc học là gì? 03 trường hợp thông tin sinh trắc học về ADN và giọng nói được thu thập?

Nội dung chính

    Sinh trắc học là gì?

    Sinh trắc học là một công nghệ sử dụng các đặc điểm sinh học của con người để nhận dạng và xác thực danh tính. Các đặc điểm sinh học này có thể bao gồm dấu vân tay, mống mắt, khuôn mặt, giọng nói, mẫu da,...

    Mỗi người sẽ có đặc điểm sinh trắc học khác nhau và là duy nhất, không ai giống ai kể cả các cặp sinh đôi.

    Sinh trắc học được sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau, bao gồm:

    - Xác thực truy cập: xác thực danh tính của người dùng để truy cập vào các hệ thống hoặc thiết bị như mở khóa điện thoại, cửa ra vào, thực hiện giao dịch ngân hàng qua điện thoại,..

    - Quản lý danh tính: sử dụng để lưu trữ và quản lý thông tin nhận dạng của một người như đăng ký bệnh nhân trong các hệ thống quản lý bệnh nhân...

    - Kiểm soát an ninh: xác định xem một người có được phép vào một khu vực hay không như kiểm soát an ninh tại sân bay, ngân hàng,...

    Lưu ý: Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo.

    Sinh trắc học là gì? 03 trường hợp thông tin sinh trắc học về ADN và giọng nói được thu thập? (Hình từ Internet)

    03 trường hợp thông tin sinh trắc học về ADN và giọng nói được thu thập?

    Theo điểm d khoản 1 Điều 16 Luật Căn cước 2023 (có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2024) quy định thu thập, cập nhật, điều chỉnh, quản lý, kết nối, chia sẻ, khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước như sau:

    Thu thập, cập nhật, điều chỉnh, quản lý, kết nối, chia sẻ, khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước

    1. Thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước được thu thập, cập nhật, điều chỉnh từ các nguồn sau đây:

    a) Từ việc kết nối, chia sẻ thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác;

    b) Từ tàng thư căn cước; hồ sơ cấp, quản lý thẻ căn cước; hồ sơ cấp, quản lý giấy chứng nhận căn cước;

    c) Từ cá nhân là chủ thể của thông tin, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản này;

    d) Thông tin sinh trắc học về ADN và giọng nói được thu thập khi người dân tự nguyện cung cấp hoặc cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, cơ quan quản lý người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong quá trình giải quyết vụ việc theo chức năng, nhiệm vụ có thực hiện trưng cầu giám định hoặc thu thập được thông tin sinh trắc học về ADN, giọng nói của người dân thì chia sẻ cho cơ quan quản lý căn cước để cập nhật, điều chỉnh vào Cơ sở dữ liệu căn cước.

    ...

    Như vậy, 03 trường hợp thông tin sinh trắc học về ADN và giọng nói được thu thập bao gồm:

    (1) Người dân tự nguyện cung cấp

    (2) Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, cơ quan quản lý người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong quá trình giải quyết vụ việc theo chức năng, nhiệm vụ có thực hiện trưng cầu giám định;

    (3) Thu thập cập nhật, điều chỉnh vào Cơ sở dữ liệu căn cước.

    Đi máy bay có được xác thực sinh trắc học không?

    Tại khoản 1 Điều 41 Thông tư 13/2019/TT-BGTVT được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Thông tư 42/2023/TT-BGTVT (có hiệu lực thi hành từ ngày 15/02/2024) có quy định về việc được xác thực sinh trắc học khi đi máy bay như sau:

    Kiểm tra, giám sát an ninh đối với hành khách và hành lý xách tay xuất phát

    1. Hãng hàng không chỉ được phép chấp nhận vận chuyển và cho hành khách lên tàu bay khi đáp ứng các yêu cầu sau:

    a) Hành khách có thẻ lên tàu bay và giấy tờ về nhân thân (hoặc thông tin về nhân thân dạng điện tử có giá trị pháp lý tương đương giấy tờ về nhân thân) theo quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư này; đã kiểm tra, đối chiếu để bảo đảm sự trùng khớp của hành khách với giấy tờ (hoặc thông tin về nhân thân dạng điện tử có giá trị pháp lý tương đương giấy tờ về nhân thân hoặc dữ liệu xác thực sinh trắc học của hành khách) và chuyến bay.

    b) Hành khách, hành lý đã được kiểm tra an ninh hàng không.

    2. Hành khách có hành lý ký gửi, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này phải có mặt tại quầy làm thủ tục hàng không để làm thủ tục. Nhân viên làm thủ tục phải kiểm tra, đối chiếu hành khách với thẻ lên tàu bay hoặc vé đi tàu bay và giấy tờ về nhân thân (hoặc dữ liệu xác thực sinh trắc học của hành khách hoặc hoặc thông tin về nhân thân dạng điện tử có giá trị pháp lý tương đương giấy tờ về nhân thân), phỏng vấn hành khách về hành lý; nếu có nghi vấn phải thông báo cho người phụ trách an ninh tại điểm kiểm tra an ninh hàng không. Hành lý ký gửi của từng hành khách phải làm thủ tục chấp nhận riêng, bao gồm cả hành khách đi theo nhóm; không làm thủ tục chung cho nhiều người.

    ...

    Như vậy, từ ngày 15/02/2024, khi đi máy bay, các hãng hàng không có thể kiểm tra, đối chiếu thông tin về nhân thân dạng điện tử có giá trị pháp lý tương đương giấy tờ về nhân thân hoặc dữ liệu xác thực sinh trắc học của hành khách để bảo đảm sự trùng khớp của hành khách với giấy tờ và chuyến bay.

    3